| Hotline: 0983.970.780

Giới trẻ đô thị và xu hướng một chút trà thêm chút sữa

Thứ Sáu 19/11/2021 , 14:40 (GMT+7)

Giới trẻ đô thị đang có những sở thích ẩm thực riêng biệt, mà xu hướng sử dụng đồ uống với ‘một chút trà thêm chút sữa’ trở nên rất phổ biến.

Trà sữa đang là đồ uống được giới trẻ đô thị ưa chuộng

Trà sữa đang là đồ uống được giới trẻ đô thị ưa chuộng

Giới trẻ đô thị không chỉ là lực lượng năng động của xã hội, mà họ còn trực tiếp thúc đẩy thị trường tiêu dùng. Giới trẻ đô thị sau giai đoạn giãn cách đang giúp các loại hình dịch vụ được khôi phục mạnh mẽ theo tiêu chí bình thường mới. Một trong những loại đồ uống mà giới trẻ đô thị đang ưa chuộng là trà, cũng mang một phong cách riêng.

Trà là một trong những đồ uống lâu đời nhất và hiện cũng là thức uống được tiêu thụ nhiều nhất thế giới, nếu không tính nước lọc. Uống trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cùng với sự đa dạng trong việc pha chế phù hợp với nhu cầu và sở thích của nhiều người nên sản lượng tiêu thụ trà mỗi năm bằng tổng tiêu thụ của cà phê, sô cô la, nước ngọt và rượu. Thực sự là không thể nào thống kê nổi có bao nhiêu loại trà trên thế giới. Ước tính có khoảng 3.000 loại lá cây được chế biến làm đồ uống và chúng đều được gọi là trà. Đồng thời, rất nhiều loại mặc dù có tên trà nhưng thực chất lại không phải trà, ví dụ như trà Vằng, trà Vối, trà Atiso, trà Cung đình Huế…

Hai gương mặt của giới trẻ đô thị là Thỏ (sinh năm 1995) và Bình (sinh năm 1990) đã chung tay viết cuốn sách “Một chút trà thêm chút sữa” với nhiều trải nghiệm thú vị. Cuốn sách “Một chút trà, thêm chút sữa” phác thảo văn hóa thưởng trà lâu đời và phong phú: Trung Quốc, Nhật - nền văn hóa trà đạo vô cùng tỉ mỉ, phong phú; Ấn Độ - thú vị và nhiều nét riêng; Đài Loan - quê hương của trà sữa; Anh - văn hóa tiệc trà… Và cuối cùng là Việt Nam - tinh tế mà cũng rất dân dã, với câu nói “trà dư tửu hậu” trở nên quen thuộc với người dân qua nhiều thế hệ.

Cuốn sách 'Một chút trà thêm chút sữa' nói về xu hướng thưởng trà của thế hệ hôm nay.

Cuốn sách "Một chút trà thêm chút sữa" nói về xu hướng thưởng trà của thế hệ hôm nay.

Từ những kiến thức tổng quan về trà, nguồn gốc của trà đến chi tiết lịch sử các loại trà, cách thức bảo quản, pha chế, sử dụng, “Một chút trà thêm chút sữa” giới thiệu về văn hóa thưởng trà, nhưng còn hơn thế nữa, chính là những hiểu biết về văn hóa, phong tục, con người của từng quốc gia, khu vực. Trà đã đi sâu vào rất nhiều câu chuyện lịch sử và các nền văn hóa. Trà in dấu vào ngôn ngữ của nhiều dân tộc. Trà hiện diện trong từng hơi thở của cuộc sống hôm qua, hôm nay và có lẽ rất lâu sau nữa. Từ trà, chúng ta có thể nhìn thấu tâm hồn những dân tộc.

Ngày nay, trà không chỉ dành cho những tri thức trung niên hay các cụ già nhàn hạ, mà trà cũng được giới trẻ đô thị hấp thụ theo nhiều chiều kích khác nhau. Giới trẻ đô thị không chỉ khoái khẩu món trà sữa, mà còn tự tin khám phá nhiều loại trà có công dụng thanh lọc cơ thể.

Cuốn sách “Một chút trà thêm chút sữa” không chỉ giới thiệu văn hóa thưởng trà truyền thống, sự tinh tế của tinh thần trong lúc thưởng trà, mà còn giới thiệu văn hóa trà hiện đại: sôi động, trẻ trung, hiện đại, nhiều biến thể, thay đổi xu hướng liên tục. Chính nhờ sự uyển chuyển thay đổi này mà trà có sức sống mãnh liệt đến tận ngày nay và trở thành thức uống được người trẻ khắp nơi yêu thích…

Trà hoa cúc.

Trà hoa cúc.

Có thể nói, với hàng nghìn năm lịch sử phát triển và đi sâu vào đời sống con người, trà đã trở thành chìa khóa cho một sức khỏe tốt, một tinh thần hạnh phúc và cả sự thông tuệ. Sự biến chuyển dường như không giới hạn về hình thức đã giúp trà có được sức sống bền bỉ và độ ảnh hưởng rộng lớn mà hầu như chưa có loại thức uống nào làm được. Nhìn vào cách uống trà ta có thể hiểu được một con người…

Xem thêm
'Vết nứt' trong tâm hồn con trẻ khi gia đình tan vỡ

Ngày cha mẹ thông báo quyết định ly hôn, trái tim tôi như bị xé toạc. Cha mẹ cố gắng an ủi rằng họ vẫn yêu thương tôi, điều này tốt nhất cho cả hai.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?