| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội bổ sung xe buýt

Thứ Năm 20/10/2011 , 13:15 (GMT+7)

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở GTVT rà soát hệ thống xe buýt hiện có, điều chỉnh, bổ sung phương tiện phù hợp tối đa với hạ tầng giao thông...

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Giao thông vận tải rà soát hệ thống xe buýt hiện có, điều chỉnh, bổ sung phương tiện phù hợp tối đa với hạ tầng giao thông và đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác.

Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân là rất lớn, đặc biệt các đối tượng sinh viên, hoc sinh. Hiện nay xe buýt mới chỉ đáp ứng được 10% đi lại của người dân. Mục tiêu ngành giao thông thành phố hướng tới, xe buýt đáp ứng được 20-25% nhu cầu đi lại của người dân.

Trong buổi trao đổi với PV trước đó, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh cho rằng, xe buýt hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Nhưng nghịch lý hiện nay là ngành giao thông không thể tăng thêm đầu phương tiện, vì lý do xe buýt sẽ “vấp” phải nhiều phương tiện cá nhân trên đường.

Vì vậy, ngày 19/10, UBND thành phố giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an thành phố, Tổng Công ty vận tải Hà Nội rà soát hệ thống xe buýt hiện có, điều chỉnh, bổ sung hợp lý phương tiện phù hợp tối đa với hạ tầng giao thông hiện có và đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác; khuyến khích, vận động các cơ quan sử dụng xe tuyến đưa đón cán bộ công nhân viên.

Ngoài ra, thành phố cũng chỉ đạo các đơn vị trên khảo sát ngay việc xây dựng cầu vượt lắp ghép cho phương tiện cơ giới đường bộ có trọng tải nhẹ từ 3 tấn trở xuống tại các nút giao thông có mật độ phương tiện lớn, thường xuyên gây ra ùn tắc giao thông tại khu vực nội đô dành cho xe du lịch, taxi, mô tô, xe gắn máy trên các trục hướng tâm.

Sở Giao thông phối hợp với Công an thành phố làm việc với Bộ Giao thông xây dựng đề án hạn chế phương tiện cá nhân. Tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham gia về tổ chức giao thông, biện pháp giảm ùn tắc giao thông.

(Theo Dân trí)

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.