| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng: Chính sách phát triển và tư duy nhiệm kỳ

Chủ Nhật 09/10/2022 , 09:50 (GMT+7)

Người lãnh đạo, quan trọng nhất để dấu ấn nhiệm kỳ thế nào? Có thế hệ lãnh đạo để lại dấu ấn phát triển, nhưng cũng có thế hệ lãnh đạo để lại dấu vết.

Khu du lịch sinh thái được đầu tư xây dựng bằng gỗ, hài hòa với thiên nhiên.

Khu du lịch sinh thái được đầu tư xây dựng bằng gỗ, hài hòa với thiên nhiên.

Dấu ấn tâm huyết

Thực thi chính sách mới, xây dựng mô hình thí điểm sẽ luôn phải “xé rào”, đòi hỏi người lãnh đạo phải có tâm, có tầm và có cả sự quả cảm để sẵn sàng đối mặt với hy sinh, mất mát mỗi khi “xé rào” thất bại, có thể mất đi sự nghiệp chính trị của mình.

Bài liên quan

Hải Phòng đã từng có một thế hệ lãnh đạo như thế. Một thế hệ lãnh đạo rất tâm huyết với chính sách phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Cát Bà. Bởi vậy nên khi Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên thì lãnh đạo TP Hải Phòng nhiệm kỳ đó đã sớm “mở đường” cho Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng mô hình thí điểm liên kết đầu tư với các doanh nghiệp tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hải Phòng, trong những năm 2008-2010, để đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà đã có văn bản xin ý kiến của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc được đầu tư nâng cấp, cải tạo thí điểm liên doanh, liên kết hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái tại các điểm: Hòn Ba Cát Bằng; Tháp Nghiêng, Nam Cát, Cát Dứa 2.

Xét thấy việc thí điểm mô hình liên doanh, liên kết, thuê môi trường để hoạt động du lịch sinh thái là phù hợp với Quy chế ban hành theo Quyết định 104/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT nên Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hải Phòng đã đồng ý chủ trương để Vườn Quốc gia Cát Bà lập Đề án phát triển du lịch sinh thái trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt làm cơ sở tổ chức thực hiện.

Thời điểm này, UBND TP Hải Phòng cũng ban hành Quyết định 492 ngày 24/3/2009 về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường trực thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà. Theo đó, Trung tâm phải tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên. Động thái này của lãnh đạo Hải Phòng chính là cơ chế mở để Vườn Quốc gia Cát Bà triển khai thực hiện mô hình thí điểm.

Vườn Quốc gia Cát Bà đã giao cho Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường tổ chức hoạt động thu phí tham quan và hướng dẫn du lịch; thí điểm liên doanh liên kết với các công ty thực hiện dịch vụ du lịch sinh thái tại các điểm: Nam Cát, Cát Dứa 2, Hòn Ba Cát Bằng, Bãi Tháp Nghiêng...

Trở lại các căn cứ pháp lý trong quy trình kí kết liên doanh với các công ty Thùy Trang, Đảo Cát Dứa 2 và Tùng Long, Báo cáo số 978 ngày 8/5/2018 Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hải Phòng cho biết:

Từ năm 2008 – 2010, Vườn Quốc gia Cát Bà đã có các văn bản: Công văn số 410a/2008 về việc đầu tư Khu du lịch sinh thái tại Hòn Ba Cát Bằng; Tờ trình số 200/2009 xin liên doanh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng Khu du lịch Cát Dứa 2; Công văn số 05/2009 về việc thí điểm cho thuê môi trường để tổ chức du lịch sinh thái tại Hòn Ba Cát Bằng; Tờ trình số 338/2010 về việc xin liên doanh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Khu du lịch Bãi Nam Cát.

Phúc đáp những nội dung trên, Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hải Phòng đã có Công văn 1020/2008 về việc đầu tư du lịch sinh thái tại Hòn Ba Cát Bằng; Công văn số 40/2009 về việc thí điểm cho thuê môi trường để tổ chức du lịch sinh thái tại Hòn Ba Cát Bằng; Công văn số 339 về việc liên doanh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng Khu du lịch Cát Dứa 2.

Cũng liên quan đến nội dung này, ngày 9/1/2009 UBND huyện Cát Hải có Công văn số 11 về việc lập dự án đầu tư khu du lịch sinh thái tại Hòn Ba Cát Bằng và Thông báo số 126 ngày 10/11/2009 về việc Chấp thuận dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái tại Cát Bà của công ty Tùng Long.

Ngày 26/3/2009, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng cũng có Công văn số 217 về việc tổ chức thí điểm hoạt động du lịch sinh thái tại Cát Bà của công ty Tùng Long.

UBND TP Hải Phòng cũng đã có văn bản số 2056/UBND ngày 27/3/2015 về chủ trương cho thuê môi trường để đầu tư Khu du lịch sinh thái tại Hòn Ba Cát Bằng và Hòn Tháp Nghiêng thuộc Vịnh Lan Hạ, Vườn Quốc gia Cát Bà.

Có thể thấy việc thí điểm hợp tác đầu tư với doanh nghiệp tại Vườn Quốc gia Cát Bà đã được các cấp, ngành của TP Hải Phòng thời kì đó cho phép. Và việc Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường kí Cam kết với các doanh nghiệp cùng khai thác du lịch là phù hợp với Quyết định 492 của UBND TP Hải Phòng.

Xé rào?

Khu du lịch sinh thái được hình thành từ chính sách thí điểm của Bộ NN&PTNT tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

Khu du lịch sinh thái được hình thành từ chính sách thí điểm của Bộ NN&PTNT tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

Mặc dù có hành lang pháp lý từ Trung ương, có chủ trương của UBND TP Hải Phòng nhưng đã gọi là mô hình thí điểm tức là Vườn Quốc gia Cát Bà đang triển khai thực hiện một việc chưa có tiền lệ. Sẽ  không thể có đầy đủ các văn bản pháp luật hướng dẫn, có rất nhiều vướng mắc nên ông Hoàng Văn Thập, khi ấy là Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà kiêm Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường cũng phải vừa làm vừa “rón rén”. Làm đến đâu rút kinh nghiệm tới đó. Thậm chí, ngay cả Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đang vừa xây dựng chính sách, vừa theo dõi hoàn thiện chính sách. (Đến ngày 11/11/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT mới ra Thông tư 78 để hướng dẫn thực hiện cho các tổ chức cá nhân thuê môi trường rừng kinh doanh dịch vụ).

Ban đầu, tại bản Cam kết hợp tác ngày 2/4/2009, ông Hoàng Văn Thập, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà chỉ dám kí Cam kết cho ông Trịnh Phúc Mãn - GĐ công ty Diệp Trân liên kết đầu tư trên tổng diện tích sử dụng khoảng 2 ha và có thời hạn 10 năm. Làm du lịch sinh thái mà chỉ trên diện tích nhỏ hẹp, lại có thời hạn ngắn… về phía doanh nghiệp cũng ý thức được độ phiêu lưu vì rủi ro quá lớn nhưng do đặt niềm tin vào chủ trương, chính sách đúng đắn của UBND TP Hải Phòng nên doanh nghiệp vẫn quyết tâm đầu tư.

Đến năm 2011, sau khi trải qua quá trình kiểm chứng thấy doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc, bài bản và tuân thủ đúng những yêu cầu bảo vệ môi trường rừng của Vườn Quốc gia Cát Bà thì Trung tâm Dịch vụ Du lịch và Giáo dục môi trường mới tiếp tục kí mở rộng diện tích thuê khoán kinh doanh dịch vụ với tổng diện tích 100 ha. Lúc này, Cam kết không còn bị giới hạn bởi thời gian nữa.

Giai đoạn 2009-2012, khi cho các doanh nghiệp Thùy Trang, Tùng Long, Cát Dứa 2 vào đầu tư, Vườn Quốc gia Cát Bà cũng đồng thời nghiên cứu thực tiễn để tham mưu cho UBND TP Hải Phòng xây dựng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý như xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Bà và TP Hải Phòng đã ra quyết định phê duyệt Đề án này vào năm 2012.

Đến năm 2013, TP Hải Phòng có Công văn 1254 giao Vườn Quốc gia Cát Bà phối hợp cùng các cơ quan liên quan của thành phố và Ban Quản lý dự án PA (Dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam) tổ chức thực hiện Đề án thí điểm về tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ môi trường ở Vườn Quốc gia Cát Bà.

Tiếp đó, đến năm 2014, dưới sự tham mưu của Vườn Quốc gia Cát Bà, TP Hải Phòng ra Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà. Năm 2015, UBND TP Hải Phòng có công văn 2056 về chủ trương cho thuê môi trường để đầu tư Khu du lịch sinh thái tại Hòn Ba Cát Bằng, Bãi Tháp Nghiêng thuộc Vịnh Lan Hạ.

In hằn dấu vết...

Khi các mô hình thí điểm vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục, còn chưa kịp đi vào hoạt động ổn định thì Hải Phòng bước sang nhiệm kì mới. Ngày 18/5/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hải Phòng có Báo cáo số 195 gửi UBND TP Hải Phòng về Kết quả thanh lý các hợp đồng liên kết kinh doanh du lịch sinh thái. Nội dung văn bản này nêu rõ: Từ năm 2016-2017, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã thanh tra và có kết luận thanh tra hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Bà. Sở cũng đã đôn đốc thực hiện rà soát, dừng liên doanh dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

Tuy nhiên, việc thanh lý hợp đồng lúc này không hề đơn giản bởi nhiều doanh nghiệp như Thùy Trang, Cát Dứa, Tùng Long đã đầu tư tài sản lên tới hàng trăm tỉ đồng và vừa mới đi vào vận hành chưa được bao lâu. Nếu thanh lý hợp đồng thì nguồn tiền từ đâu để bồi thường cho tổn thất của các doanh nghiệp?

Có vẻ như giải pháp thanh lý hợp đồng là bế tắc không thể thực hiện được. Năm 2019, Công an TP Hải Phòng vào cuộc điều tra việc Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà đã giao cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Lúc này, những người thực hiện mô hình thí điểm như ông Hoàng Văn Thập – GĐ Vườn Quốc gia Cát Bà đang có công góp phần xây dựng chính sách phát triển, được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, của Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng, của huyện Cát Hải… bỗng dưng lại trở thành người có vai trò quan trọng trong một vụ việc không hay (?!).

Doanh nghiệp được các ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận để hoạt động, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà được Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát tặng Bằng khen. 

Doanh nghiệp được các ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận để hoạt động, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà được Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát tặng Bằng khen. 

Tuy nhiên, do không có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật hình sự nên CATP Hải Phòng đã ra Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm ngày 14/3/2019.

Sự việc không dừng lại ở đó, dường như Hải Phòng quyết tâm dỡ bỏ bằng được những mô hình khu du lịch sinh thái được xây dựng lên từ chính sách thí điểm của nhiệm kì trước.

Lần này, Thanh tra Sở Xây dựng TP Hải Phòng vào cuộc kiểm tra Giấy phép xây dựng của từng mô hình. Nhưng các doanh nghiệp lấy đâu ra Giấy phép xây dựng khi mà mô hình của họ chính là cơ sở để nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm để xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Bà, là cơ sở để xây dựng Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà?… Cơ sở pháp lý khi xây dựng mô hình chỉ bám vào Quyết định 104/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các văn bản cho chủ trương chính sách của UBND TP Hải Phòng.

Vậy là Thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng ra quyết định cưỡng chế. Năm 2022, TP Hải Phòng rầm rộ tổ chức tháo dỡ các khu du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

Hải Phòng quyết tâm dỡ bỏ mô hình thí điểm hợp tác xây dựng Khu du lịch sinh thái của nhiệm kì trước.

Hải Phòng quyết tâm dỡ bỏ mô hình thí điểm hợp tác xây dựng Khu du lịch sinh thái của nhiệm kì trước.

Doanh nghiệp đã sai ở đâu? Doanh nghiệp có lỗi gì khi đầu tư theo chính sách thí điểm của lãnh đạo TP Hải Phòng nhiệm kì trước? Cho đến giờ các doanh nghiệp vẫn không thể hiểu nổi nguyên cớ nào mà chính quyền Hải Phòng kiên quyết cưỡng chế khu nghỉ dưỡng sinh thái của họ. Vi phạm trật tự xây dựng ư? Giả sử nếu có vi phạm thật cũng là lỗi buông lỏng quản lý của chính quyền TP Hải Phòng và cần phải xử lý chính quyền đầu tiên. Vậy khi doanh nghiệp xây dựng công trình tại Vườn Quốc gia Cát Bà, trách nhiệm của các cơ quan ban, ngành TP Hải Phòng ở đâu? Thanh tra Sở Xây dựng ở đâu, có phải chịu trách nhiệm vì buông lỏng quản lý trật tự xây dựng hay không?

Ngay trong khoảng thời gian này, những chiếc máy xúc vẫn đang gầm rú, vươn gầu phá bỏ đi toàn bộ tài sản, công sức gây dựng của các doanh nghiệp trị giá hàng trăm tỉ đồng. Nhìn tiền của bị đập phá tan hoang, các doanh nghiệp bàng hoàng, không tin nổi hiện thực diễn ra trước mắt. Họ đang đứng trước nguy cơ phá sản. Bất lực. Tuyệt vọng. Đáng lo ngại hơn, là các doanh nghiệp trên đã hoàn toàn mất động lực, mất đi niềm tin để có thể gượng dậy!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.