| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt công nghệ mới hỗ trợ ngành dâu tây

Thứ Ba 15/03/2022 , 09:12 (GMT+7)

Những công nghệ mới có thể cải thiện sản lượng dâu tây bằng cách giảm chi phí đầu vào và tăng hiệu quả một loạt các bước trong chuỗi sản xuất, cung ứng.

Sử dụng công nghệ mới giúp tăng sản lượng dâu tây, cũng như tăng hiệu quả hàng loạt các bước trong chuỗi sản xuất, cung ứng. Ảnh minh họa: FFP.

Sử dụng công nghệ mới giúp tăng sản lượng dâu tây, cũng như tăng hiệu quả hàng loạt các bước trong chuỗi sản xuất, cung ứng. Ảnh minh họa: FFP.

Đó là một số vấn đề mà ngành công nghiệp dâu tây phải đối mặt, đặc biệt là liên quan đến việc thay đổi thói quen tiêu dùng, thời hạn sử dụng của sản phẩm, nguồn lao động và khả năng chi trả cũng như nhiều hoạt động nông học khác.

Giống mới

Một số tiến bộ lớn trong ngành dâu tây đến từ việc phát triển nhiều loại giống mới.

Các giống mới được phát triển không chỉ tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng thông qua các đặc điểm của trái cây giòn, hấp dẫn và có hương vị thơm ngon hơn; mà còn là các giống ngày càng kháng bệnh tốt hơn, giảm sự phụ thuộc vào hóa chất.

Đáng chú ý, gần đây, công ty khởi nghiệp của Israel, NRGene và nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Toyota, hợp tác và giải mã thành công một giống dâu tây thương mại hàng đầu ở Nhật Bản.

Toyota đã tham gia vào việc phát triển các giống cây trồng khác nhau trong nhiều năm, hợp tác với NRGene để tăng hiệu quả nhân giống và phát triển các giống dâu tây năng suất hơn cho thị trường cứ mặt trời mọc.

Người ta hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp dâu tây không chỉ của Nhật Bản mà còn của thế giới.

Tại Úc, Chương trình Nhân giống Dâu tây của Bộ Nông nghiệp và Thủy sản Queensland (QDAF), đã được thành lập để tạo ra một ngành công nghiệp dâu tây phát triển mạnh hơn.

Chương trình phát triển thành công một số giống mới, bao gồm "Suncoast Delight", "Red Rhapsody", "Sundrench" và "Parisienne Kiss".

Phát triển giống mới mang lại lợi ích không chỉ cho người trồng mà còn cả người tiêu dùng cuối cùng.

Sản lượng

Trong những năm gần đây đã có sự thay đổi dần dần trong ngành từ trồng dâu tây thông thường trên mặt đất sang trồng bằng giá thể trong môi trường được kiểm soát.

Ngoài ra, các công ty nông nghiệp đã và đang phát triển các giải pháp thay thế để kiểm soát sâu bệnh hại từ đất. Ví dụ, Ethanedinitrile (EDNTM FUMIGAS), một chất khử trùng trên đất phổ rộng được quảng cáo như một chất thay thế cho methyl bromide.

Kỹ thuật sử dụng Màng không thấm hoàn toàn (TIF) làm tăng khả năng lưu giữ các chất khử trùng trong bề mặt đất, giúp tăng hiệu quả, giảm nồng độ cần thiết và giảm thất thoát chất khử trùng vào khí quyển.

Một ví dụ khác về những tiến bộ trong sản xuất là việc áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, có thể được sử dụng cho cả trồng cây trên mặt đất và với giá thể.

Hệ thống tưới nhỏ giọt giúp việc sử dụng nước hiệu quả hơn và tối ưu hóa sự phát triển của cây trồng.

Tiết kiệm lao động

Áp lực lao động đã dẫn đến sự quan tâm và nhu cầu ngày càng tăng đối với những công nghệ tự động hỗ trợ thu hoạch.

Các công ty như AGROBOT, Harvest CROO và Octinion đang phát triển một loạt các hệ thống robot tự động hoặc bán tự động để thu hái trái cây.

Robot Rubion của Octinion là một ví dụ tiên tiến của một hệ thống hái tự động đang gần tới giai đoạn bán rộng rãi trên thị trường, mang đến những tiến bộ đáng kể trong thao tác hái, giúp giảm áp lực thu hoạch khi trái cây chín nhanh.

Không giống như các robot thu hoạch khác, E-Series của AGROBOT cắt phía trên đài hoa để tránh làm hỏng quả.

Sau khi quả được hái, sẽ được chuyển đến các khay nằm ở trung tâm của máy và sau đó được đưa tới các kho đóng gói.

Cuối cùng phải kể đến hệ thống thu hoạch tại ruộng tự động được công khai hóa cao đang được phát triển bởi Công ty robot Harvest CROO và giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động nhập cư.

Sau thu hoạch

Một số tiến bộ công nghệ gần đây đã dẫn đến những cải tiến về các phương pháp vệ sinh, thời gian bảo quản trái cây lâu hơn và sản xuất trái cây có chất lượng tốt hơn.

Những phát triển này có tiềm năng thúc đẩy ngành phát triển theo cả những cách có lợi nhuận và bền vững. Hiệu quả rõ ràng là tăng lợi nhuận của người trồng thông qua việc mở ra thị trường mới và kéo dài thời hạn sử dụng.

Công nghệ Plasma lạnh là một trong những tiến bộ có tiềm năng tăng khả năng tiếp cận thị trường và kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm.

Những lợi ích tiềm năng đạt được thông qua công nghệ Plasma lạnh bao gồm cải thiện an toàn thực phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch do thối rữa; giảm thời gian xử lý từ vài giây đến vài phút và cung cấp phương pháp xử lý tiết kiệm năng lượng mà không có dư lượng hóa chất.

Công nghệ này vẫn chưa được thương mại hóa, nhưng nghiên cứu đang cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn.

Tiếp đến là bao bì của sản phẩm tươi đã thay đổi rất nhiều trong 20 năm qua với nhiều lựa chọn khác nhau hiện có sẵn cho người trồng và đóng gói để tăng thời hạn sử dụng và khả năng bán trên thị trường của sản phẩm.

Với việc nhựa sử dụng một lần ngày càng ít hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng, bao bì tái chế và tái chế hoàn toàn đang trở thành một lựa chọn khả thi hơn.

Bao bì có thể tái chế, bao gồm nhựa dẻo PET, bìa cứng và vật liệu làm từ tinh bột có thể phân hủy được, cho phép các nhà đóng gói và nhà bán lẻ tiếp thị sản phẩm, nhưng cũng theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng hướng tới các lựa chọn bao bì bền vững hơn.

Các loại bao bì khác nhau, cụ thể là bao bì chống giả mạo, cho phép các nhà đóng gói và nhà bán lẻ đảm bảo rằng không có ô nhiễm đối với sản phẩm dọc theo chuỗi cung ứng.

Việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng ngày càng trở nên quan trọng đối với người trồng trọt, đóng gói, bán lẻ và người tiêu dùng, để đảm bảo nơi xuất xứ và sự an toàn của sản phẩm.

Blockchain là một công nghệ tương lai ngày càng trở nên phổ biến vì nó giải quyết nhu cầu này, cùng với việc cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng khác.

Công nghệ ghi lại một chuỗi thông tin liên quan đến lịch sử giao dịch của một sản phẩm và cho phép tất cả những người tham gia vào chuỗi cung ứng của sản phẩm có kiến ​​thức về lịch sử giao dịch.

(Theo FFP)

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Vụ dưa hấu 'đắng'

Thời tiết bất lợi cùng giá xuống quá thấp khiến người trồng dưa hấu ở vùng biên giới huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) thua lỗ nặng, nhiều hộ bỏ ruộng, chẳng buồn thu hoạch.