| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm người dân trong vụ cháy rơi vào cảnh không nhà khi tết cận kề

Thứ Năm 19/01/2017 , 07:30 (GMT+7)

Vào đêm ngày 17/1, rạng sáng 18/1, một vụ cháy kinh hoàng đã thiêu rụi hàng chục căn nhà của người dân nghèo tổ 6, xóm Hà Ra, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Vụ cháy đã để lại hậu quả lớn khi hàng trăm người dân có nguy cơ rơi vào cảnh màn trời chiếu đất khi Tết Nguyên đán đang đến gần.
 

Gần 80 căn nhà bị thiêu rụi

Đến sáng ngày 18/1, chúng tôi có mặt tại hiện trường vụ cháy chứng kiến cảnh hoang tàn, đổ nát do “bà hỏa” thiêu rụi đêm 17/1 hiện vẫn còn bốc khói nghi ngút. Hàng trăm chiến sĩ công an, bộ đội… vẫn đang miệt mài giúp dân khắc phục hậu quả.

11-46-39_7
Lực lượng bộ đội giúp người dân khắc phục hậu quả vụ cháy 
 

Trao đổi với NNVN, bà Đỗ Thị Hương, tổ trưởng dân phố số 6, Hà Ra cho biết, vụ việc đám cháy xảy ra vào lúc khoảng 22h đêm ngày 17/1, bắt đầu từ một nhà dân ở mép sông. Do kết hợp với gió biển thổi mạnh nên đám cháy bùng phát nhanh chóng. Gần 80 căn nhà đã biến mất sau ngọn lửa. Cũng theo bà Hương, hiện chưa thống kê được thiệt hại. 

“Đặc điểm các căn nhà ở đây chủ yếu làm bằng gỗ, vách tôn nên dễ bắt lửa khi cháy. Vì vậy, sau khi phát hiện cháy, chúng tôi đã nỗ lực dùng mọi biện pháp để dập lửa, nhưng do gió thổi mạnh khiến lửa lan nhanh đến các căn nhà khác. Bà con chưa kịp khiêng đồ đạc, đành bỏ của chạy thoát thân”, bà Hương chia sẻ.

Đến 1h sáng ngày 18/1, đám cháy vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn. Lực lượng PCCC tiếp cận hiện trường phải sử dụng ghe thuyền neo đậu tại biển, đồng thời vận chuyển 2 máy bơm ra hút nước từ biển lên để dập lửa. Đến 2h25 cùng ngày, đám cháy mới được khống chế.

Theo người dân, sau khi ngọn lửa xảy ra, lực lượng PCCC đã huy động nhiều xe cứu hoả đến hiện trường, nhưng do khu vực xảy ra cháy nằm sát mép sông, đường vào hiện trường lại chật hẹp nên việc tiếp cận đám cháy gặp khó khăn. Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Lê Đức Vinh lúc đó cũng có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy, ngăn không cho đám cháy lan rộng.
 

Nhà cháy rồi, mong gì Tết

Vụ việc xảy ra khi còn 9 ngày nữa đến Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Trong khi người dân cả nước đang sửa soạn nhà cửa, đồ đạc… để chuẩn bị đón tết thì các hộ dân nghèo nơi đây không may lại mất chỗ tá túc. Họ buồn bã, nước mắt rưng rưng khi nhìn ngôi nhà được dựng lên bằng mồ hôi nước mắt nay chỉ còn đống tro tàn.

Ông Dư Thông, SN 1963, có nhà bị cháy tâm sự: “Nhà cháy rồi gia đình tôi không còn tài sản gì nữa. Do đám cháy xảy ra bất ngờ và nhanh đến nỗi dù đám cháy phát hiện cách nhà khoảng 15m, nhưng sau đó vài phút đã lan đến sát vách. Giờ nhà cháy rồi mong gì đến Tết nữa chú".

11-46-39_1
Nhà ông Dư Thông bị cháy hoàn toàn
 

Từ khi nhà bị cháy vợ chồng tôi và đứa con trai đi nương nhờ nhà người thân để trú thân. Khổ nhất là những hộ gia đình không có họ hàng ở đây thì không biết ở tạm đâu”.

Gia đình chị Nguyễn Thị Cúc, SN 1975 nằm trong số những hộ "vô gia cư" sau vụ hỏa hoạn. Theo chị Cúc, chị là người Bình Định vào sống và lập nghiệp ở đây đã hơn 20 năm. Chồng làm nghề biển, còn chị ở nhà đan lưới nên kinh tế cũng khó khăn.

Khi nhà bị cháy chị đang đi vá lưới ở Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP Nha Trang). Đến 23h, ngày 17/1, chị mới đi làm về thì nhà đã không còn, toàn bộ tài sản mất trắng. Rất may các con chị đã chạy thoát thân.

“Dành dụm nhiều năm gia đình tôi mới xây được căn nhà chừng hơn 70m2. Nhưng giờ đám cháy thiêu sạch chẳng còn gì. Ở trong này, gia đình tôi cũng không có họ hàng nên tết chẳng có nhà để trú thân. Chồng tôi cũng mới đi biển về, làm nghề bẫy tôm hùm nhí. Khi nghe tin nhà bị cháy, ổng bỏ hết công việc về đất liền, nhưng đến 4 giờ sáng nay mới tới nên còn nhìn thấy nhà đâu…”, chị Cúc than vãn.

11-46-39_8
Chị Cúc cho biết, không còn nhà để ở thì mong gì đón tết
 

Cũng theo chị Cúc, trước mắt gia đình chị sẽ đi kiếm nhà trọ để thuê, sau đó mới tính chuyện lâu dài. Tuy nhiên trong lúc này gia đình chị Cúc và nhiều người dân có nhà bị cháy khác vẫn đang chờ chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm sớm có biện pháp hỗ trợ để người dân vượt qua khó khăn trước mắt.
 

Kịp thời hỗ trợ dân khắc phục hậu quả

Tại cuộc họp chiều ngày 18/1, ông Trần Ngọc Thanh, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện  đã trích 780 triệu từ Quỹ cứu trợ của Mặt trận tỉnh hỗ trợ 78 hộ, mỗi hộ 10 triệu đồng để người dân sớm ổn định cuộc sống. Ông Vinh cũng giao UBMTTQVN tỉnh và Sở LĐ-XH phối hợp làm đầu mối để tiếp nhận và phân phối các hỗ trợ của các nhà hảo tâm đến với người dân một cách kịp thời, đúng đối tượng.

Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp báo cáo tình hình kết quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chiều ngày 18/1, khi vụ cháy trên đã gây thiệt hại nề cho người dân.

Theo ông Vinh, trước mắt TP Nha Trang cần bố trí ngay 78 hộ dân có nhà bị cháy vào khu ký túc xá Trường CĐ Y tế Khánh Hòa ở để tạm; đồng thời hỗ trợ mỗi gia đình 5 triệu đồng để ăn Tết và 20 triệu đồng để xây dựng lại nhà.

Về lâu dài, ông Vinh đề nghị TP Nha Trang tiếp tục rà soát lại các hộ bị thiệt hại để đề xuất xây dựng nhà ở cho bà con theo quy định của pháp luật.

Riêng cơ quan chức năng như công an, PCCC tiếp tục hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả; đồng thời bảo vệ hiện trường, truy tìm nguyên nhân cụ thể gây ra cháy để xử lý theo quy định.

“Sau vụ việc này xảy ra cơ quan chức năng cần tổ chức rút kinh nghiệm để nếu sau này không may xảy ra chúng ta có tình huống ứng phó cho phù hợp, tránh tình trạng bị động như vụ cháy này. Bên cạnh đó cần rà soát lại các phương tiện PCCC để đảm bảo đủ thiết bị cần thiết phù hợp trong điều kiện ngân sách cho phép”, ông Vinh lưu ý.

Hiện trường sau đám cháy:

11-46-39_2
 

11-46-39_3
 

11-46-39_4
 

11-46-39_5
 

11-46-39_6

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm