| Hotline: 0983.970.780

Hành trình vòng vèo của thuốc trị ung thư giả mạo

Thứ Bảy 05/10/2019 , 07:10 (GMT+7)

Dư luận vừa qua rất chú ý tới vụ án buôn lậu thuốc trị ung thư kém chất lượng xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma vừa được Tòa án Nhân dân TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm lần 2 vào ngày 24/9.

17-28-14_bi_co_nguyen_minh_hung
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng - Nguyên Tổng Giám đốc VN Pharma.

Công ty Cổ phần VN Pharma do Nguyễn Minh Hùng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Từ năm 2012, Nguyễn Minh Hùng nhận thấy thị trường có nhu cầu về thuốc chữa trị ung thư nên bị cáo đã bàn với Võ Mạnh Cường nhập khẩu loại thuốc H-Capita 500mg về Việt Nam. Thuốc H-Capita chứa hoạt chất capecitabine, dùng để chữa các bệnh: ung thư vú, ung thư đại trực tràng mang nhãn mác Công ty Helix để bán và đấu thầu cung cấp cho các bệnh viện ở Việt Nam với giá 0,9 USD/viên.

Thuốc H-Capita chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nên cần phải có hồ sơ pháp lý nộp cho Cục Quản lý dược thẩm định, cấp phép nhập khẩu. Do thiếu một số giấy tờ về tiêu chuẩn thuốc mà phía công ty ở Canada không cung cấp được nên Nguyễn Minh Hùng đã chỉ đạo nhân viên làm giả các loại giấy tờ. Kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg nói trên chứa 97% hoạt chất capecitabine, là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.

Toàn bộ lô thuốc H-Capita do Công ty VN Pharma nhập khẩu, không có nguồn gốc sản xuất tại Canada. Trên các thùng thuốc H-Capita có dán tem kiểm tra an ninh tại sân bay Ấn Độ và dán tem vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore. Việc này phù hợp với văn bản trả lời uỷ thác của Singapore. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Khoa học và Công nghệ đều xác định: mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H-Capita không được đăng ký bởi quốc gia nào. Cảnh sát Canada cũng xác định, Công ty Helix không được cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động về dược.

Về chất lượng của lô thuốc H-Capita, năm 2015, Hội đồng giám định Bộ Y tế kết luận chứa 97,5% hoạt chất Capecitabine, là thuốc kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng xác định Nguyễn Minh Hùng và Ban giám đốc VN Pharma chủ trương sử dụng 14,1 tỷ đồng nâng khống giá thuốc nhập khẩu để lấy tiền chi hoa hồng cho việc đấu thầu, bán thuốc vào các bệnh viện.

Trong quá trình xét xử sơ thẩm lần 2, sáng 27/9, Cục Quản lý Dược đã có văn bản hỏa tốc gửi đến tòa án, khẳng định lô thuốc H-Capita do VN Pharma nhập về đạt chuẩn và chỉ bị giả mạo về nguồn gốc xuất xứ. Tại văn bản khẩn này, Cục Quản lý dược cho rằng kết quả xác minh của Bộ Y tế đã chứng minh lô thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạt các tiêu chuẩn lúc xuất xưởng. 

Cục Quản lý Dược cho rằng, nếu tòa kết luận H-Capita là thuốc giả mà không căn cứ vào các quy định chuyên môn về dược; không xem xét các nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ, các tài liệu hồ sơ phía Ấn Độ cung cấp... sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý chuyên môn ngành dược, gây hoang mang cho người dân trong việc sử dụng thuốc.Nghe thật khó tin, vì chính Hội đồng giám định của Bộ Y tế từng khẳng định lô thuốc H-Capita "không được dùng chữa bệnh cho người", mà bây giờ Cục Quản lý Dược lại cam đoan "thuốc có thể được dùng chữa bệnh cho người". 

Đại diện Viện kiểm sát cho rằng quan điểm này là để che giấu hành vi phạm tội của các bị cáo bởi hành vi các bị cáo gây ra có trách nhiệm của Cục Quản lý Dược: "Chỉ trong 4 ngày, Bộ Y tế cử đoàn công tác đi Ấn Độ làm việc về vấn đề văcxin, vừa làm việc với nhà máy sản xuất lô thuốc H-Capita, làm việc với cơ quan quản lý dược Ấn Độ, với đơn vị vận chuyển... Đoàn công tác thu thập được rất nhiều hóa đơn chứng từ, được các cơ quan của Ấn Độ xác minh tính hợp pháp.

Làm thế nào chỉ trong 4 ngày thu thập được chừng ấy tài liệu? Tính hợp pháp của việc thu thập tài liệu thế nào? Đoàn công tác đi theo sự phân công của ai? Thu thập thông tin bằng cách nào? Hơn nữa, việc Bộ Y tế tự đi xác minh là không khách quan, không theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Cơ quan điều tra chưa xác minh tính hợp pháp của các tài liệu này, do đó không thể sử dụng trong việc đánh giá chứng cứ”.

Vì sao Cục Quản lý Dược nói riêng và Bộ Y tế lại có phản ứng lạ lùng như vậy? Vì cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế chăng? Bởi lẽ, trong quá trình điều tra, lực lượng chức năng yêu cầu Cục Quản lý Dược và Bộ Y tế cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan tới việc cấp phép nhập khẩu, cấp phép hoạt động và cấp phép thuốc chứ không yêu cầu đi xác minh và thu thập tài liên quan tới việc xác định nguồn gốc. Bên cạnh đó, tài liệu mà đoàn công tác Bộ Y tế thu thập không xuất phát từ yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, vừa không đảm bảo tính pháp lý, khách quan.

17-28-14_di_dien_cuc_qun_ly_duoc
Đại diện Cục Quản lý Dược mang công văn hỏa tốc đến Tòa án.

Đối với bệnh nhân ung thư, mỗi cơ hội được sống sót đều rất quý báu. Cho nên, hành vi nhập khẩu và cung cấp thuộc trị ung thư giả là một tội ác không thể dung thứ. Dù giả nguồn gốc hay giả chất lượng, thì mỗi sản phẩm thuốc trị ung thư bán ra thị trường cũng là hành vi móc túi bệnh nhân, lừa đảo khách hàng và làm hoen ố lương tri thầy thuốc. Bệnh nhân ung thư hoàn toàn không có khả năng phân tích và nhận dạng mỗi loại thuốc đặc trị, vì vậy vai trò của Cục Quản lý Dược có ý nghĩa then chốt. Không thể bào chữa bằng bất cứ lý do gì, khi Cục Quản lý Dược đã để Công ty Cổ phần VN Pharma đưa sản phẩm nhập nhèm nguồn gốc vào thị trường gây hoang mang cho cộng đồng!

Vụ án VN Pharma rất phức tạp, vì liên quan đến hành trình vòng vèo của những viên thuốc giả mạo có công dụng điều trị ung thư. Tháng 7/2017, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Võ Mạnh Cường và Nguyễn Minh Hùng mỗi bị cáo 12 năm tù về tội “Buôn lậu”, 7 bị cáo còn lại bị kết án về tội “Buôn lậu” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Sau khi án sơ thẩm tuyên, Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM có kháng nghị, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để điều tra lại theo hướng thay đổi tội danh đối với các bị cáo từ tội “Buôn lậu” sang tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Tháng 10/2017, TAND Cấp cao tại TPHCM đã chấp thuận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân TPHCM, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị điều tra, xác định lại về tội danh, xác định thêm đồng phạm. Tòa phúc thẩm cũng đề nghị làm rõ có hay không việc chi "hoa hồng" cho các bác sĩ…

Thật oái oăm, khi những viên thuốc giả phơi bày thực trạng đáng buồn về y đức!

(Kiến thức gia đình số 40)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm