| Hotline: 0983.970.780

Hạt giống lúa 'thám hiểm không gian' cao 30cm

Thứ Ba 30/08/2022 , 10:02 (GMT+7)

Hơn một tháng sau khi phóng thành công mô đun khổng lồ Vấn Thiên của Trung Quốc vào không gian, những hạt giống lúa và cải xoong đã nảy mầm.

Lô hạt giống lúa hạt dài trong phòng thí nghiệm đầu tiên trong không gian, nhằm mục đích tạo ra vòng đời hoàn chỉnh, tức bắt đầu bằng một hạt và kết thúc bằng một cây trưởng thành tạo ra những hạt mới. Ảnh: Global Time

Lô hạt giống lúa hạt dài trong phòng thí nghiệm đầu tiên trong không gian, nhằm mục đích tạo ra vòng đời hoàn chỉnh, tức bắt đầu bằng một hạt và kết thúc bằng một cây trưởng thành tạo ra những hạt mới. Ảnh: Global Time

Global Times dẫn thông tin từ Học viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cho biết, các thiết bị thí nghiệm chứa hạt giống lúa đã được các phi hành gia lắp đặt vào mô-đun thí nghiệm sinh thái sự sống của mô đun Vấn Thiên vào ngày 28 tháng 7, và nó được phóng lên không gian vào ngày hôm sau dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học Trung Quốc.

Kết quả là sau đúng một tháng, hiện các hạt giống lúa vẫn đang trong tình trạng tốt, với những cây lúa hạt dài sinh trưởng cao khoảng 30 cm, và lúa hạt ngắn cao đến 5- 6 cm.

Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai, ông Zheng Huiqiong, nhà nghiên cứu tại CAS, chuyên về khoa học thực vật phân tử, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Lý do các nhà khoa học chọn cải xoong và hạt lúa để tiến hành thí nghiệm là do cải xoong đại diện cho nhiều loại rau, trong khi lúa gạo đại diện cho nhiều loại cây ngũ cốc, ví dụ như lúa mì và ngô.

"Khi sự phát triển của thám hiểm không gian sâu có người lái vãn đang tiến về phía trước, thậm chí là nhắm đến việc đáp xuống sao Hỏa trong tương lai, nên không thể chỉ dựa vào nguồn thực phẩm mang theo từ Trái đất để đáp ứng nhu cầu du hành vũ trụ dài hạn. Do vậy vấn đề nuôi trồng lương thực, thực phẩm trong không gian cần phải được giải quyết”, ông Zheng nói.

Nhà khoa học này lưu ý rằng, vì sự sống trên Trái đất không thể tồn tại nếu không được bảo vệ trong điều kiện khắc nghiệt của không gian, nên việc sản xuất cây trồng không gian trong tương lai phải được thực hiện trong một môi trường nhân tạo hoàn toàn khép kín. Vì vậy, cây trồng trong không gian phải đáp ứng yêu cầu về năng suất và chất lượng, hiệu quả cao và tiêu tốn ít năng lượng.

Thí nghiệm này dự kiến ​​sẽ hoàn thành trọn vẹn một vòng đời đầy đủ "từ hạt đến hạt", và trong quá trình này các phi hành gia sẽ thu thập các mẫu, sau đó trữ đông và bảo quản, trước khi đưa chúng trở lại mặt đất để phân tích. Nếu thành công, đây sẽ là công trình đầu tiên trên thế giới hoàn thành toàn bộ vòng đời trồng lúa trong điều kiện vi trọng lực không gian.

Các nhà quan sát cho biết, thí nghiệm sẽ thu thập đầy đủ các thông số môi trường chính và cung cấp hướng dẫn lý thuyết quan trọng để phân tích tác động của vi trọng lực đối với sự phát triển của cây lúa cũng như sản xuất lương thực trong không gian.

Trong sáu thập kỷ qua, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về trồng và chăm sóc thực vật trong không gian, với hơn 20 thí nghiệm tương tự trong các tàu du hành vũ trụ khác nhau. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một số loại cây trồng, như hạt cải dầu, lúa mì và đậu Hà Lan đã hoàn thiện toàn bộ vòng đời của chúng trong môi trường không gian.

Vào ngày 24 tháng 7, tên lửa Trường Chinh 5B Y3, trong lượng 23 tấn và cao 17,9 mét, là tàu vũ trụ lớn nhất và nặng nhất của Trung Quốc, tính đến thời điểm này đã rời bệ phóng từ bãi phóng Không gian Văn Xương (tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc), mang theo mô đun thí nghiệm đầu tiên của Trung Quốc lên trạm vũ trụ và đưa nó vào quỹ đạo định sẵn.

Kết quả là chỉ ba giờ sau, tải trọng của hệ thống ứng dụng không gian trên tàu Vấn Thiên đã được khởi động lần đầu tiên và các thử nghiệm chức năng cơ bản bắt đầu được tiến hành. Cho đến nay, các tải trọng vẫn đang ở trong tình trạng hoạt động tốt, với các cài đặt ban đầu và các bài kiểm tra chức năng cơ bản đã trả lại kết quả theo dõi bình thường…

(Global Times; Asianews)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.