| Hotline: 0983.970.780

Hiện tượng thủy triều đỏ

Thứ Tư 16/09/2009 , 09:38 (GMT+7)

Vì sao có hiện tượng thủy triều đỏ, có phải hiện tượng này có thể gây nguy hiểm chết người?

* Vì sao có hiện tượng thủy triều đỏ, có phải hiện tượng này có thể gây nguy hiểm chết người?

Đỗ Thị Liên, Đồ Sơn, Hải Phòng

Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ nhanh chóng những cột hoa do tảo biển sinh ra. Thủy triều đỏ được biết đến dưới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm.

Cơ chế nhóm tảo đơn bào hai roi (dinoflagellates) sinh ra những đợt thủy triều đỏ mang độc tố vẫn còn là một bí ẩn, nhưng đó có thể là một cơ chế phòng thủ được triển khai xuất phát từ những thay đổi của các dòng hải lưu như thay đổi nhiệt độ hay trạng thái quá tải của môi trường.

Từ trung tuần tháng 7-2009, thủy triều đỏ xuất hiện trên diện rộng ở Bình Thuận. Nước biển từ màu trong xanh chuyển dần sang màu thẫm đến màu đỏ, xám, nâu và cuối cùng… đen như nước cống. “Đây là loại thiên tai chưa thể dự báo trước được. Chúng ta chỉ biết được khi nó đã xảy ra và bắt đầu ảnh hưởng xấu đến cuộc sống”,  TS. Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang cho biết.

Ông giải thích: mầm tảo có sẵn trong biển nên không loại trừ nguyên nhân nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra biển cộng với điều kiện thuận lợi (nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc dinh dưỡng trong môi trường tăng)... kích thích tảo phát triển và sinh sản theo cấp số nhân. Điều đó làm thay đổi màu của nước. Khi tảo vào giai đoạn tàn lụi, chúng lại được gió và thủy triều đưa vào bờ gây ô nhiễm môi trường, gây thiếu ôxy khiến cho thủy sinh vật bị hủy diệt hàng loạt.

Gần 15 năm nghiên cứu hiện tượng này, các nhà khoa học tại Viện Hải dương học Nha Trang xác định vùng biển Việt Nam có khoảng 6 loại tảo gây nên hiện tượng thủy triều đỏ. Cụ thể tảo Phaeocystis globosa có ở vùng biển Bình Thuận, tuy nhiên độc tố của loại tảo này đến nay vẫn chưa xác định được.

* Nước uống đóng chai được chế tạo ra sao mà giá bán cao hơn cả... xăng?

Đỗ Ngọc Hải, Đông Hưng, Thái Bình

Theo quy định tạm thời về quản lý chất lượng nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai do Bộ Khoa học – Công nghệ ban hành: Các loại nước khoáng đóng chai phải được khai thác từ các mỏ nước khoáng bảo đảm ổn định các thành phần khoáng trong bất cứ điều kiện địa chất và khí hậu nào, phù hợp với mục đích làm nước uống, được khai thác tại nguồn và không có sự can thiệp bằng hóa chất, hoặc bất cứ phương pháp nào làm thay đổi thành phần khoáng ban đầu.

Thế nhưng, theo số liệu của Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) thì hiện có 40% trong số vài chục cơ sở sản xuất kinh doanh nước khoáng thiên nhiên ở 27 tỉnh thành đã không đóng chai tại nguồn như quy định. Trên thực tế, không ít cơ sở sản xuất đi mua nước khoáng tại mỏ đem về pha thêm các loại nước khác, bán ra thị trường với tên gọi nước khoáng đóng chai với giá cả đắt.

Thậm chí ngay tại Hà Nội và các thành phố lớn khác chỉ với chiếc máy lọc nước của Mỹ hoặc Hàn Quốc, nhiều loại nước khoáng được ra đời, mỗi cơ sở đã từng sản xuất ra "nước khoáng thiên nhiên” tại Ba Vì – Hà Nội chỉ với giếng khoan sâu 8 mét cũng sản xuất được “nước khoáng” nhưng có thêm thành phần… bèo tấm trong nước. Hiện nay giữa nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai chưa có sự phân định rạch ròi, điều này không chỉ gây phản ứng từ phía doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, người tiêu dùng dễ bị đánh lừa bởi nhãn hiệu. 

Chỉ nên mua các loại nước khoáng đóng chai có uy tín và đã được xác định theo đúng tiêu chuẩn nhà nước.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.