| Hotline: 0983.970.780

Hồ dầu tiếng là công trình an ninh quốc gia

Thứ Ba 06/06/2017 , 20:00 (GMT+7)

Hồ Dầu Tiếng nằm trên địa bàn 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước. Công trình được khởi công từ năm 1981 và bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1985.

Sáng 6/6, tại trụ sở Cty Thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hoà (xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), đã diễn ra lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đưa công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Dầu Tiếng - Phước Hoà vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”.

Đến dự lễ có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế Nông Ngư nghiệp - Bộ Công an (A86); ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN-PTNT), lãnh đạo các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, TP.HCM.

16-53-32_nh_1
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế Nông Ngư nghiệp - Bộ Công an (A86)

Hồ Dầu Tiếng nằm trên địa bàn 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước. Công trình được khởi công từ năm 1981 và bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1985. Với diện tích mặt nước 270km2, dung tích 1,58 tỷ m3, công trình cung cấp nước trực tiếp cho khoảng 100 nghìn ha đất nông nghiệp của các tỉnh Tây Ninh, Long An và TP.HCM; cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng xả tổng cộng 43 m3/s cho Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An.

Trong 32 năm qua, hồ Dầu Tiếng đã khẳng định tầm quan trọng, hiệu quả vô cùng to lớn trong việc cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và hạn chế xâm nhập mặn trong mùa khô, giảm lũ mùa mưa cho các địa phương như TP.HCM, Long An.

Việc bảo vệ an toàn cho công trình hồ Dầu Tiếng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn là vấn đề an ninh, chính trị, xã hội. Bởi, như một lãnh đạo Viện Khoa học thuỷ lợi Miền Nam từng nói: “Nếu xảy ra sự cố hồ Dầu Tiếng thì gần như toàn bộ TP.HCM sẽ chìm trong nhiều mét nước. Ngoài ra, nếu xảy ra tình trạng ô nhiễm, thì hàng triệu người và hàng ngàn ha đất sẽ bị ảnh hưởng”. Chính vì thế, việc bảo vệ an toàn cho công trình phải mang tầm quốc gia.

16-53-32_nh_2
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Thuỷ lợi - Bộ NN-PTNT

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo các địa phương như Tây Ninh, Bình Phước, TP.HCM, đã có những phát biểu tâm huyết, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm đặc biệt đối với công trình....

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.