| Hotline: 0983.970.780

Hố khoan thăm dò khoa học đầu tiên của Trung Quốc vượt mốc 10.000m

Thứ Năm 21/03/2024 , 09:46 (GMT+7)

Tại Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, một hố khoan sâu 10.000m đã đánh dấu bước đột phá trong hoạt động thăm dò thế giới lòng đất sâu của đất nước này.

Hố khoan Shenditake 1 nằm ở vùng nội địa của sa mạc Taklamakan trong lòng chảo Tarim, Khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.

Hố khoan Shenditake 1 nằm ở vùng nội địa của sa mạc Taklamakan trong lòng chảo Tarim, Khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.

Nằm ở vùng nội địa của sa mạc Taklamakan trong lòng chảo Tarim, hố khoan Shenditake 1 dự kiến ​​sẽ đạt độ sâu thiết kế 11.100m sau khi hoàn thành. Đây là hố khoan thăm dò khoa học đầu tiên của Trung Quốc được thiết kế có độ sâu vượt quá 10.000m. Theo Tân Hoa Xã, từ khi bắt đầu vào ngày 30/5/2023, hố khoan đã xuyên qua 13 địa tầng lục địa, với hơn 1.000 ống khoan chạy thẳng vào lòng đất và dùng hết hơn 20 mũi khoan trong quá trình.

Ông Vương Xuân Sinh, chuyên gia ở giếng dầu Tarim thuộc Tập đoàn xăng dầu quốc gia Trung Quốc, đơn vị giám sát quá trình khoan, cho biết: "Đây là lần đầu tiên Trung Quốc khoan một lỗ khoan thẳng đứng sâu hơn 10.000m".

Nằm giữa núi Thiên Sơn và Côn Lôn, lưu vực Tarim là một trong những khu vực khó khám phát nhất do môi trường mặt đất khắc nghiệt và điều kiện lòng đất phức tạp.

Theo ông Sinh, khi đạt tới độ sâu 10.000m, công tác khoan sẽ đối mặt nhiều thách thức ngặt nghèo hơn như nhiệt độ trên 200 độ C và áp suất hơn 130 MPa và khó khăn sẽ tỷ lệ thuận với mỗi mét được khoan sâu hơn.

Các nhân viên làm việc tại hố khoan Shenditake 1 ở sa mạc Taklamakan, thuộc lưu vực Tarim, Khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.

Các nhân viên làm việc tại hố khoan Shenditake 1 ở sa mạc Taklamakan, thuộc lưu vực Tarim, Khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.

Giếng thẳng đứng sâu nhất thế giới hiện nay có độ sâu hơn 12.262m. Theo ông Giả Thành Tảo, một học giả tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, hố khoan Shenditake 1 đã trở thành giếng thẳng đứng sâu thứ hai trên toàn thế giới và sâu nhất ở châu Á, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa học về thế giới lòng đất và thăm dò tài nguyên dầu khí siêu sâu

Các nhân viên làm việc tại hố khoan Shenditake 1 ở sa mạc Taklamakan, thuộc lưu vực Tarim, Khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.

Các nhân viên làm việc tại hố khoan Shenditake 1 ở sa mạc Taklamakan, thuộc lưu vực Tarim, Khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.

Hiện nay, mũi khoan đang xuyên qua lớp đá hình thành cách đây 500 triệu năm. Trong quá trình khoan, các nhà địa chất học thu thập mẫu đá từ nhiều độ sâu và địa tầng khác nhau.

"Ở giai đoạn hiện nay, hiểu biết cơ bản của chúng tôi về sự hình thành nguồn dự trữ dầu khí ở độ sâu 10.000m vẫn mang tính giả thuyết. Sau dự án khoan này, một số giả thuyết sẽ được xác nhận hoặc điều chỉnh, số khác sẽ thay đổi theo thông tin mà chúng tôi thu được", Triệu Văn Trị, chuyên gia ở Viện hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc, chia sẻ.

Một nhà nghiên cứu đang nghiên cứu mẫu đất được thu thập từ lòng đất sâu qua kính hiển vi tại hố khoan Shenditake 1. 

Một nhà nghiên cứu đang nghiên cứu mẫu đất được thu thập từ lòng đất sâu qua kính hiển vi tại hố khoan Shenditake 1. 

Trong những năm gần đây, PetroChina đã triển khai mạnh mẽ "kỹ thuật đất sâu" ở lưu vực Tarim và đã khoan thành công hơn 140 hố khoan với độ sâu hơn 8.000m. Vào năm 2023, mỏ dầu Tarim của PetroChina đã sản xuất 19,57 triệu tấn dầu khí siêu sâu, đứng đầu cả nước và trở thành cơ sở sản xuất dầu khí siêu sâu lớn nhất Trung Quốc. 

Các nhân viên ăn mừng khi hố khoan Shenditake 1 đạt độ sâu 10.000m.

Các nhân viên ăn mừng khi hố khoan Shenditake 1 đạt độ sâu 10.000m.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.