| Hotline: 0983.970.780

Hòa Bình lãng phí nước sạch

Thứ Tư 04/04/2012 , 11:13 (GMT+7)

Nhiều hộ phải mua nước sạch với giá 10.000 đồng/m3, dùng chắt chiu từng giọt. Trong khi đó, sát nhà họ là những bể nước đầu tư tiền tỷ bị bỏ hoang vài năm nay.

Nhiều hộ phải mua nước sạch với giá 10.000 đồng/m3, dùng chắt chiu từng giọt. Trong khi đó, sát nhà họ là những bể nước đầu tư tiền tỷ bị bỏ hoang vài năm nay.

Giăng bạt hứng nước

Gặp chúng tôi ven bờ suối, anh Bùi Văn Hải (xóm 4, xã Tân Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình) vừa gánh nước vừa bảo: “Không có nước, khổ đủ đường. Trên nguồn thì trâu bò tắm, dưới nguồn người đi gánh nước về dùng. Gánh nước ba, bốn cây số về nhà rồi phải tính từng giọt một”. Theo anh Hải, đã bốn năm nay, người dân xã Tân Phong và nhiều xã khác đều dựa chính vào nguồn nước suối chảy qua huyện.

Trước kia, riêng xã Tân Phong có tới 24 bể nước sạch cùng 21 giếng khoan phục vụ người dân. “Thời đó nước chảy ầm ầm suốt ngày. Lắm hôm tiếng nước vào bể rầm rầm như núi lở”, bà Nghiệp, mẹ anh Hải nói giọng đầy tiếc nuối. Nước thời đó được dẫn từ hang đá trên thượng nguồn về, đã được lãnh đạo huyện và tỉnh xác nhận đảm bảo vệ sinh.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số hộ khá giả ở Tân Phong chung tiền đầu tư dẫn nước từ hang đá ở thượng nguồn về nhà. Tính bình quân mỗi hộ phải góp khoảng 4-5 triệu đồng để làm đường ống và xây bể chứa nước. Những người may mắn có đường nước này cho hay, họ đấu nối đường ống từ công trình nước đã có từ xưa: “Trên đó nhiều đoạn ống bị vỡ, van bị hỏng nên nước không xuống dưới này nữa. Chúng tôi đấu nối từ những đoạn còn nguyên vẹn rồi dẫn về dưới này, cũng phải tới 3 – 4 km đường núi”.

Trong khi đó, những hộ nghèo chỉ biết dựa vào nguồn nước suối, dù chính họ cũng biết là nước không đảm bảo. “Nước đắt quá, mua của những hộ có đường ống thì tới 10.000 đồng/m3. Nhà chúng tôi 5 người, chỉ dựa vào cây mía và cây lúa thì không kham nổi khoản phí đó”, chị Bùi Thị Ba, xã Đông Phong, cho hay. Cả nhà từ bố mẹ già tới hai vợ chồng đều dựa vào nước suối, nước sạch được ưu tiên cho cháu bé 6 tháng tuổi. 

Người dân mong mỏi có nước sạch sử dụng

Mỗi khi trời mưa, cả nhà lại hò nhau giăng bạt, đem đủ thứ xô chậu, nồi niêu hứng nước dùng dần. Còn mùa khô, chỉ có cách nhịn tắm hoặc tắm ít đi, bởi nước suối lâu nay thi thoảng lại nhiễm bẩn, tắm dễ bị mụn nhọt.

Tại nơi gần 100% dân là người Mường mang họ Bùi như ở Tân Phong, những gia đình gặp khó khăn về nước sinh hoạt như nhà chị Ba không phải hiếm. Cho dù, ngay sát nhà là bể nước một thời nước chảy suốt ngày đêm.

Cha chung không ai khóc?

Theo ông Bùi Văn Thoa, Phó chủ tịch xã Tân Phong, tổng vốn đầu tư cho những bể nước, giếng nước sạch ở Tân Phong là khoảng 1,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, những công trình này đã "đắp chiếu" từ bốn năm nay. “Lý do chủ quan là người dân thiếu ý thức, tự ý vặn, bẻ vòi, dùng nước xong không khóa lại. Còn chủ quan là do xã quản lý cũng chưa thật tốt”, ông Thoa nói.

Ông Thoa cho biết, trước kia không có kinh phí nên Ban quản lý công trình nước sạch xã Tân Phong chỉ có vài người, và mỗi người chỉ được 40.000 đồng công tác phí mỗi tháng: “Ít tiền thế ai chịu nổi, hơn nữa, vận động dân đóng góp một đồng cũng khó khăn”.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết: “Trong chương trình Nông thôn mới mà tỉnh đang thực hiện, chỉ tiêu nước sạch là một trong những thách thức lớn do dân cư tản mát, điều kiện kinh tế chưa thực sự ổn định”. Theo ông Dũng, mỗi năm tỉnh dành khoảng 50 - 60 tỷ đồng xây dựng chương trình nước sạch nông thôn, và theo đà này, dự kiến mỗi năm chỉ thêm được 2% dân số của tỉnh được dùng nước sạch. Tình trạng thiếu nước sạch không chỉ có ở huyện Cao Phong mà còn xảy ra ở nhiều huyện khác như Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, đặc biệt là vào mùa khô.

Còn công trình sử dụng máy bơm điện, thì do xã và thôn bản chưa xây dựng được nội quy, quy chế quản lý và sử dụng nên không khai thác được các công trình này phục vụ nhân dân. Các công trình được đầu tư đến nay, nhìn chung chưa được các địa phương chủ động để duy tu bảo dưỡng sau đầu tư.

Ông Dũng còn cho biết, trong đợt họp của lãnh đạo tỉnh với các huyện, xã, tỉnh Hòa Bình thống nhất điều chỉnh chỉ tiêu 80% dân số nông thôn có nước sạch xuống còn 75%. “Tuy nhiên, cũng phải nói rằng trách nhiệm quản lý chưa được phân cấp rõ ràng. Trong khi đó, các xã lại làm không chặt dẫn đến nhiều địa phương ở tỉnh gặp tình trạng thiếu nước sinh hoạt”, ông Dũng nói.

Theo ông Xa Hồng Diên, Trưởng ban Dân tộc, kiêm Phó ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 134 tỉnh Hòa Bình, với công trình nước tự chảy, hiện nay các công trình sau đầu tư đã xuống cấp nghiêm trọng. Một số công trình không còn sử dụng được do nguồn nước đầu nguồn khô cạn, bãi dâng nước đầu nguồn bị bùn đất lấp đầy và đường ống dẫn nước chính bị mất.

Ông Diên cho rằng, một số công trình đang sử dụng nhưng hiệu quả thấp do một số hộ từ đầu nguồn đã tự đấu nối đường ống chính dẫn nước về nhà riêng và sử dụng vào việc khác, dẫn đến một số bể cuối nguồn phục vụ cho các hộ vào mùa khô không có nước sử dụng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm