| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội:

Học sinh lớp 2 được hỏi về 'lý tưởng' hay 'xã hội chủ nghĩa'

Thứ Sáu 02/04/2021 , 13:26 (GMT+7)

Các cháu học sinh lớp 2, 3 trường Tiểu học Chu Văn An đang phải tìm hiểu lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với nội dung không phù hợp lứa tuổi...

Học sinh lứa tuổi nhi đồng của Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phải làm bài dự thi cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, với nhiều câu hỏi hóc búa.

Học sinh lứa tuổi nhi đồng của Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phải làm bài dự thi cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, với nhiều câu hỏi hóc búa.

Người lớn cũng phải vò đầu, gãi tai!

Nhiều phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bỗng nhận được tin nhắn của giáo viên chủ nhiệm thông qua Zalo về thể lệ cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử 80 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2021) của Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội.

Theo đó, 100% đội viên, thiếu niên, nhi đồng đang sinh sống, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội là đối tượng tham gia cuộc thi. Theo đó, mỗi thí sinh sẽ làm bài thi gồm 30 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm, trong thời gian 30 phút.

Đối với học sinh tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), các cháu thực hiện bài thi về chủ đề “hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh” và  “các gương anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống thực dân”.

Văn bản thể lệ cuộc thi tìm hiểu về lịch sử 80 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh của Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội được giáo viên trường Tiểu học Chu Văn An gửi đến phụ huynh.

Văn bản thể lệ cuộc thi tìm hiểu về lịch sử 80 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh của Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội được giáo viên trường Tiểu học Chu Văn An gửi đến phụ huynh.

Trong thông báo đến phụ huynh, một giáo viên chủ nhiệm lớp 2 (xin không nêu cụ thể tên lớp) trường Tiểu học Chu Văn An “đề nghị các bậc phụ huynh cho con tham gia cuộc thi (100% học sinh trong lớp tham gia). Chụp ảnh lại màn hình kết quả vòng thi và gửi Zalo riêng cho cô giáo để cô giáo tổng hợp, báo cáo với nhà trường”.

Cũng theo giáo viên này, cuộc thi diễn ra trong hai tuần: Tuần 1 từ 30/3 đến 5/4; tuần 2 từ 13/4 đến 19/4.

Sau khi truy cập vào địa chỉ 80namlichsudoithudo.vn, đăng ký tài khoản để con mình bắt đầu thi, chị Như Ngọc (phụ huynh học sinh có con đang học lớp 2 trường Tiểu học Chu Văn An) cảm thấy choáng váng bởi đề thi quá khó so với lứa tuổi của các cháu nhi đồng mới chỉ 6 – 7 tuổi. Chị Như Ngọc cho rằng: “Rất nhiều người lớn tuổi cũng không thể nào trả lời nổi, huống chi là học sinh mới đang… tập đọc, tập viết”.

Cụ thể, trong bộ đề thi có những câu hỏi khó như: “Câu 29: Nhà Xuất bản Kim Đồng được thành lập chính thức vào ngày, tháng, năm nào?”

“Câu 24: Tờ báo đầu tiên của Đội có tên gọi “Tiền phong Thiếu niên”, tiền thân của báo “TNTP” ngày nay ra đời vào ngày, tháng, năm nào?”

Những câu hỏi được phụ huynh cho là 'hại não' và vô nghĩa đối với lứa tuổi nhi đồng.

Những câu hỏi được phụ huynh cho là "hại não" và vô nghĩa đối với lứa tuổi nhi đồng.

Nhiều từ ngữ không phù hợp với các cháu nhi đồng

“Câu 20: Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 22, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã trao cho Đội khẩu hiệu mới “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng” vào thời gian nào?”

“Câu 12: Phong trào “Kế hoạch nhỏ” bắt đầu xuất hiện từ năm nào và công trình nào được xây dựng từ phong trào?”

“Câu 10: Khu di tích Kim Đồng được khánh thành tại quê hương anh Kim Đồng vào ngày, tháng, năm nào?”

“Câu 6: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ Nhất được tổ chức vào năm nào?”

Chị Như Ngọc chia sẻ: “Nhìn đề thi trên, con tôi chỉ biết thốt lên: “Đề khó quá! Con chọn đại đáp án mẹ ơi”.

Phụ huynh này cũng cho rằng: “Các cháu học sinh lớp 1, lớp 2 mới đang giai đoạn tập đọc, tập viết. Chúng không thể vừa đọc, vừa hiểu những thuật ngữ hàn lâm (thậm chí là viết tắt) và trả lời được 30 câu hỏi chỉ trong vòng 30 phút”.

Bên cạnh đó, nhiều câu hỏi được phụ huynh này cho là  không phù hợp với nhận thức của độ tuổi nhi đồng. Ví dụ như câu hỏi có những từ như 'lý tưởng' hay 'xã hội chủ nghĩa', 'Ban chấp hành Trung Ương Đoàn'.

“Một đứa trẻ 6 – 7 tuổi thì cần nghiên cứu lịch sử của nhà xuất bản để làm gì? Tâm hồn các con ngây thơ như trang giấy trắng, có phải là nhà nghiên cứu hay nhà sử học đâu?”, chị Ngọc nói thêm: “Nếu đây là cuộc thi dành cho các cháu học sinh giỏi, đam mê tìm hiểu về lịch sử Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thì là chuyện bình thường. Nhưng, nếu trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội yêu cầu các cháu đội viên, thiếu niên, nhi đồng phải tham gia 100% thì rất phi lý”.

(Tên phụ huynh trong bài viết đã được thay đổi)

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.