| Hotline: 0983.970.780

Hơn 1 triệu người khát nước ngọt

Thứ Sáu 19/02/2016 , 13:35 (GMT+7)

Xâm nhập mặn đang làm cho hơn 1 triệu cư dân Bến Tre và Tiền Giang không có nước ngọt sử dụng./ Khẩn cấp chống hạn, mặn / Hạn, mặn bất thường

Ông Trần Văn Thật, ấp Rạch Rừa, xã Phú Long (huyện Bình Đại, Bến Tre) cho biết, từ đầu tháng 1/2016 đến nay gia đình ông đã phải mua 17 xe bồn nước ngọt pha với nước nhiễm mặn để 7 người sử dụng. Tiền mua nước ngọt sinh hoạt tính ra nhiều hơn tiền mua gạo ăn mỗi tháng.

"Một xe bồn nước ngọt không pha với nước mặn thì gia đình tôi chỉ sử dụng 3 ngày, còn pha thì được 9 ngày. Gia đình khá giả còn có tiền mua nước ngọt, người nghèo thì phải chấp nhận sử dụng nước mặn từ nay đến khi có mưa trút xuống", ông Thật nói.

Hiện dịch vụ xe bồn đổi nước chạy dập dìu nhưng vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu nước ngọt. Thậm chí ở TP Bến Tre người dân phải chấp nhận mua nước nhiễm mặn của Cty CP Cấp nước Bến Tre với 8.000 đồng/m3. Còn nguồn nước ngọt từ các xe bồn đổi nước thì có giá khá đắt từ 70.000 – 100.000 đồng/m3 tùy theo cự ly vận chuyển.

Bà Nguyễn Thị Diễm Phương, TGĐ Cty CP Cấp nước Bến Tre cho biết, chưa năm nào Bến Tre lại khan hiếm nước ngọt như mùa xâm nhập mặn năm 2016 này.

Toàn thành phố có hơn 60.000 hộ dân sử dụng nước với nhu cầu 45.000 m3/ngày/đêm. Tuy nhiên, từ đầu tháng 1 đến nay nguồn nước mặt trên các sông chính đã bị nhiễm mặn nên cư dân thành phố phải chấp nhận sử dụng nguồn nước nước nhiễm mặn từ 1 trở lên.

Tại Bến Tre, độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào đất liền cách cửa sông từ 40 - 50 km, ranh mặn 1‰ đã xâm nhập sâu cách cửa sông khoảng 75 km, bao trùm 155/164 xã, phường, thị trấn. UBND tỉnh Bến Tre đã chính thức công bố thiên tai xâm nhập mặn trên toàn tỉnh.
Còn ở Tiền Giang hiện có khoảng 6.995 hộ với khoảng 34.975 người sống ven biển, ven sông Cửa Tiểu, ngoài đê, sống phân tán đang thiếu nước ngọt sử dụng. Hiện tại, tỉnh đã mở được 61/122 vòi nước công cộng từ các trạm cấp nước cho các khu vực này để các hộ trên đến lấy nước miễn phí.

Để giảm thiểu tối đa cơn khát nước ngọt, giải pháp Cty thực hiện được từ đầu tháng 1/2016 đến nay là khai thác nguồn nước mặt trên rạch Cái Cỏ, xã Quới Thành (huyện Châu Thành) chuyển về nhà máy nước Sơn Đông và Hữu Định hòa với nguồn nước nhiễm mặn để cấp cho bà con.

Còn các doanh nghiệp, bệnh viện có nhu cầu nước ngọt 100% thì Cty thuê xe của Cty Công trình đô thị chở nước từ huyện Chợ Lách về phục vụ. Hiện tại, Cty đã chở được 1 xe 5 m3 cho Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu, TP Bến Tre.

Cty đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm bơm nước ở An Hiệp (huyện Châu Thành) dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 3/2016. Trạm bơm hoàn thành sẽ nâng được công suất lên 30.000 m3/ngày/đêm để hòa vào nguồn nước tại nhà máy nước Sơn Đông và Hữu Định thì độ mặn sẽ giảm hơn.

Mặt khác, sông Bến Rớ sớm được đắp đập tạm chặn dòng từ sông Hàm Luông vào để lấy nguồn nước từ phía sông Tiền thì sẽ tháo gỡ được một phần khó khăn về nước ngọt cho TP Bến Tre.

Nguồn nước của Cty nhiễm mặn đã kéo theo các cơ sở sản xuất nước thùng loại 20 lít cũng không thể đưa qua máy RO để lọc độ mặn.

Còn ở các huyện ven biển nước ngọt đang cực kỳ khan hiếm và người dân phải mua nước ngọt với giá từ 70.000 - 100.000 đồng/m3.

Hiện 16 trạm cấp nước lấy từ nguồn nước mặt phục vụ cho 28.619 hộ dân với khoảng 143.095 người sử dụng đã nhiễm mặn từ 1,21,8, cao hơn tiêu chuẩn cho phép 0,3.

14-20-49_lu-chet-kho
Dân huyện Ba Tri, Bến Tre cắt lúa ĐX cho bò ăn vì bị thiệt hại do xâm nhập mặn

Còn ở huyện Tân Phú Đông có 4 ao chứa nước ngọt với dung tích chứa 356.780m3 phục vụ sinh hoạt cho khoảng 43.000 dân.

Hiện tại, nước hữu ích trong các ao chứa còn khoảng 144,790m3 chỉ duy trì cấp nước được khoảng 40 ngày.

Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, UBND tỉnh này đã đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét hỗ trợ tỉnh 81,305 tỷ đồng để phục vụ phòng chống hạn, mặn và cấp nước sinh hoạt mùa khô năm 2016.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.