| Hotline: 0983.970.780

Vụ Khai thác trái phép trên 1,5 triệu tấn quặng Apatit

Không có vùng cấm trong điều tra

Thứ Tư 28/09/2022 , 06:02 (GMT+7)

Việc cấp phép dự án cho Công ty Lilama có rất nhiều cựu cán bộ UBND tỉnh Lào Cai phải chịu trách nhiệm vì ký các văn bản không đúng quy định pháp luật...

c2

Hoang tàn tại Dự án "ma" của Công ty Lilama. 

Hai Phó Chủ tịch bị bắt đã ký những văn bản nào?

Bốn cán bộ bị khởi tố, tạm giam là ông Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng (đều là cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai), Mai Đình Định - cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Phan Văn Cương,- cựu Phó Giám đốc Sở Công thương Lào Cai.

Cũng trong ngày 23/6, Công an tỉnh Lào Cai còn ra các quyết định khởi tố bị can và lệnh khám xét, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Văn Bình - nguyên thành viên Hội đồng thành viên Công ty Apatit Việt Nam.

Theo Tài liệu thu thập được, sau khi UBND tỉnh Lào Cai ban hành văn bản số 1717 (ngày 20/5/2013, ông Doãn Văn Hưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký), Công ty Lilama đã bắt đầu các hoạt động vừa san gạt mặt bằng, vừa lấy mẫu phân tích quặng, nhưng các văn bản báo cáo của đơn vị này không thể hiện cụ thể về khối lượng.

Tháng 6/2014 Công ty Lilama có văn bản gửi tỉnh Lào Cai (số 71) thể hiện đã triệt để thu gom quặng Apatit. Nhưng do Công ty Apatit Việt Nam không tiêu thụ kịp. Do khó khăn tài chính nên Công ty Lilama xin UBND tỉnh Lào Cai cho phép công ty được liên hệ giao một phần lượng quặng tồn kho cho các nhà máy chế biến sâu.

Bài liên quan

Lúc này, ông Doãn Văn Hưởng là Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai có văn bản 2241 (ngày 17/6/2014) chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương Lào Cai xem xét đề nghị của Công ty Lilama về việc xin giao quặng apatit thu gom cho các cơ sở chế biến sâu. “Báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25/6/2014”- văn bản nêu rõ.

Thực hiện chỉ đạo trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai (ông Vũ Đình Thủy- Trưởng phòng quản lý tài nguyên khoáng sản) chủ trì, phối hợp với Sở Công thương (ông Trịnh Huy Đại, Phó Trưởng phòng kỹ thuật, an toàn và môi trường), Công ty Lilama (Nguyễn Mạnh Thừa- Giám đốc) tổ chức kiểm tra thực địa ở vị trí tập kết tổ 30 phường Bắc Cường, TP. Lào Cai.

Ông Lê Ngọc Hưng (khi đó là Giám đốc Sở Công thương) có ký xác nhận vào biên bản để xác nhận cán bộ Sở đã đi kiểm tra và đề xuất. Tổ kiểm tra trên ghi nhận có khoảng 30.000 tấn quặng các loại.

Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai sau đó có văn bản đề nghị UBND tỉnh Lào Cai xem xét cho Công ty Lilama liên hệ và cung cấp số quặng trên cho các cơ sở tuyển khoáng, chế biến sâu. Văn bản do ông Mai Đình Định- Giám đốc sở ký.

Ngày 9/7/2014, ông Nguyễn Thanh Dương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ký văn bản số 2594 cho phép Công ty Lilama được liên hệ và cung cấp 30.000 tấn quặng trên cho các cơ sở tuyển khoáng, chế biến sâu. Nghiêm cấm vận chuyển quặng ra khỏi địa bàn Lào Cai.

Liên quan đến hơn 88 nghìn tấn quặng Apatit loại 3, ngày 05/9/2014, trên cơ sở đề nghị của Sở Công thương, ông Lê Ngọc Hưng (lúc này là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) ký văn bản 3448/UBND-CN.

Nội dung nêu rõ: Cho phép Công ty Lilama được chọn lọc phần quặng Apatit có hàm lượng cao trong tổng số 88.536 tấn quặng loại 3 đã được thu gom (để tại bãi tập kết khai trường 15B) để tiêu thụ cho các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn Lào Cai. Phần còn lại thống nhất với Công ty Apatit Việt Nam thu mua theo kế hoạch sản xuất của Công ty Apatit Việt Nam.

QĐ trên cũng nêu rõ “nghiêm cấm việc lợi dụng chọn lọc quặng để thu gom từ các nguồn khác, thời gian phải hoàn thành trước ngày 31/12/2014. Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ, kịp thời các loại thuế, phí, nghĩa vụ có liên quan đối với Nhà nước đối với khối lượng quặng chọn lọc hàm lượng cao tiêu thụ cho các cơ sở chế biến sâu trên địa bàn tỉnh”.

Quyết định này Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Lê Ngọc Hưng giao Sở Công thương chủ trì phối hợp với Sở TNMT kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của Công ty Lilama.

Đặc biệt, ông Hưng ký văn bản trên sau khi được bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chưa đầy 2 tháng, chưa được phân công nhiệm vụ cụ thể.

Trách nhiệm của các cựu cán bộ UBND tỉnh Lào Cai cần được làm rõ

c1

Công ty Lilama "ăn cắp" khoáng sản đã xảy ra trong thời gian dài và trải qua nhiều thế hệ cán bộ của UBND tỉnh Lào Cai. 

Vụ án này đang được Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Lào Cai điều tra làm rõ. Hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng điều tra trên tinh thần thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm”.

Nhìn lại gốc rễ của vụ việc cho thấy trong việc cấp phép dự án cho Công ty Lilama có rất nhiều cựu cán bộ tại UBND tỉnh Lào Cai có trách nhiệm. Nhiều người đã ký các văn bản chưa đúng quy định pháp luật của Nhà nước.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 29/12/2017 nhấn mạnh: “Trên thực tế trên diện tích 3,77 ha mặt bằng xây dựng khách sạn, nhà hàng, Công ty Lilama đã thu được 1.363.519 tấn quặng apatit. Số tiền bán quặng thu được 379.045.759.068 đồng. Như vậy, Việc UBND tỉnh Lào Cai có văn bản số 2160/UBND-CN ngày 02/08/2012 và văn bản số 1717/UBND- CN ngày 20/05/2013 cho phép Công ty Lilama tận thu, thu gom apatit là chưa đúng quy định tại Điều 65 (quy định về khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình) và Điều 67 (quy định về tận thu khoáng sản) của Luật Khoáng sản 2010 (tận thu chỉ được thực hiện khi đã đóng cửa mỏ). Trách nhiệm thuộc UBND tỉnh Lào Cai, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh cho phép Công ty Lilama tận thu, thu gom quặng Apatit”.

Người ký văn bản 2160/UBND-CN ngày 02/08/20 là ông Nguyễn Văn Vịnh- Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.

Người ký văn bản 2160/UBND-CN ngày 02/08/20 là ông Nguyễn Văn Vịnh- Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.

20220926_223332

Người ký văn bản số 1717/UBND- CN ngày 20/05/2013 là ông Doãn Văn Hưởng- khi đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.

Qua đó có thể cho thấy, xuyên suốt quá trình thực hiện dự án đã có rất nhiều dấu hiệu sai phạm. Thế nhưng, đứng trước sự không đồng tình của đơn vị chuyên môn có liên quan, cảnh báo của Kiểm toán Nhà nước. UBND tỉnh Lào Cai đã "phớt lờ" và bất chấp thực hiện dự án gây thất thoát tài sản Nhà nước để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Do đó, khi giải quyết vụ án này, cần đánh giá có hay không sự chỉ đạo từ UBND tỉnh Lào Cai (dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, phạm tội có tổ chức để trục lợi) cho phép Công ty Lilama thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng và chủ trương cho tận thu, thu gom quặng Apatit nhưng không kiểm tra bảo đảm việc khai thác, tận thu theo đúng quy định  của pháp luật, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Đặc biệt, cần làm rõ trách nhiệm của cán bộ ký, ban hành các văn bản 839/UBND-CN ngày 11/4/2012, văn bản 2160/UBND- CN ngày, văn bản 1717/UBND- CN ngày 20/05/2013, Giấy CNĐT dự án…. nhằm đảm bảo giải quyết vụ án một cách thấu đáo, triệt để, thể hiện tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

 Khẳng định không có động cơ vụ lợi

Được biết, trong văn bản kiến nghị gửi các cơ quan Trung ương, ông Lê Ngọc Hưng khẳng định “mục đích ban hành văn bản 3448 là vấn đề điều hành sản xuất và thực hiện theo các chỉ đạo trước đó của UBND tỉnh. Ký văn bản trên cơ sở đã xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Bản thân không vụ lợi hay có bất kỳ một động cơ nào khác”

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.