| Hotline: 0983.970.780

Khủng hoảng tị nạn châu Âu: Áp lực từng giờ, giải pháp quá xa

Thứ Hai 28/09/2015 , 09:43 (GMT+7)

Một điều không thể phủ nhận là cuộc khủng hoảng tị nạn đang đe dọa châu Âu đã chỉ ra điểm yếu kém của các cơ chế và tính tương tác trong nội bộ EU.

Ở kì cuối trong loạt bài về cuộc khủng hoảng tị nạn đang xảy ra ở châu Âu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem liệu có giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng hiện tại. Một điều rõ ràng có thể nhận ra là bất kì giải pháp nào cũng phải đặt sự an toàn của những người tị nạn lên trên hết. Điều này chỉ có thể đạt được nếu các nước liên minh EU cùng nhất quán về chính sách đối với người tị nạn và tránh đưa ra các giải pháp riêng rẽ.

Một điều không thể phủ nhận là cuộc khủng hoảng tị nạn này đã chỉ ra điểm yếu kém trong nội bộ EU.

Polychroniou từ tờ Al-Jazeera chỉ ra rằng sự thiếu đồng bộ và tính nhất quán trong chính sách của các nước thành viên đã dẫn đến tình cảnh người tị nạn bị đối xử một cách rất khác biệt tuỳ vào nơi họ đến.

Ví dụ, Slovakia, một nước thành viên EU, thuộc khối đi lại tự do Schengen đã thẳng thừng tuyên bố là họ sẽ nhận 200 người tị nạn Syria nhưng với điều kiện là họ phải là những người Thiên chúa giáo.

Một ví dụ khác nữa là do không có một giải pháp đồng bộ, Hungary có thể tự do xây dựng một hàng rào kẽm gai trên biên giới của mình với mục đích chính là ngăn không cho người tị nạn vào nước mình - một vi phạm với công ước quốc tế Geneva về trách nhiệm trợ giúp người tị nạn.


Mùa đông đang đến gần sẽ càng làm cho cuộc sống của người tị nạn thêm khổ ải.

Không chỉ làm lộ rõ điểm yếu kém trong nội bộ EU, cuộc khủng hoảng này còn cho thấy sự yếu kém của công ước quốc tế hiện nay về sứ mệnh trợ giúp người tị nạn - cụ thể là Hiệp ước Dublin được kí vào năm 1990.

Hiệp ước Dublin qui định rằng người tị nạn sẽ phải đăng kí với chính quyền nước sở tại tại điểm đến an toàn đầu tiên. Cụ thể hơn, điều đó có nghĩa là người tị nạn sẽ phải đăng kí xin tị nạn tại các nước láng giềng an toàn không có chiến tranh của mình.

Trong trường hợp của Syria, đó là Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kì. Hiệp định này ban đầu có vẻ hợp lí vì nếu mục đích của người tị nạn là thoát khỏi chiến tranh thì hành trình đến an toàn của họ sẽ kết thúc ở điểm đến an toàn đầu tiên.

Tuy nhiên, chỉ khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn như hiện nay, hiệp định Dublin mới lộ rõ điểm yếu. Đức là nước đã từ lâu lên tiếng để EU dự thảo một hiệp định mới thay thế cho Dublin vì theo như Thủ tướng Merkel, ’hiệp ước Dublin không dàn trải số lượng người tị nạn đồng đều dẫn đến việc quá tải cho một số nước thành viên ở biên giới EU như Hy Lạp hay Italy’.

Rõ ràng là với những nước còn nhiều khó khăn như Lebanon hay Iraq, việc mong chờ họ có thể bảo đảm những điều kiện cơ bản cho 1,2 triệu người tị nạn (Lebanon) hay gần 300.000 người ở Iraq là điều không thể.

Ngay như Thổ Nhĩ Kì, một nước khá giả hơn cũng đang phải gồng mình để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu cho gần 2 triệu người Syria tị nạn. Vẫn theo lời của thủ tướng Merkel, ’trợ giúp cho người tị nạn không nên chỉ là trách nhiệm của các nước láng giềng mà phải là trách nhiệm của toàn nhân loại’.

Qua đó, một giải pháp đồng bộ trong toàn khối EU là điều kiện tiên quyết để bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn.


Số lượng quá đông người tị nạn đổ dồn đến trong thời gian ngắn khiến cho nhiều nước cảm thấy phải đối mặt với khủng hoảng.

Ở bàn nghị viện Brussels, đã có dấu hiệu tích cực đầu tiên khi Hungary đồng ý dỡ bỏ một phần hảng rào kẽm gai dọc biên giới với Slovenia để dòng người tị nạn có thể tiếp tục hành trình hay như việc một chỉ tiêu chung về việc phân bổ 120.000 người tị nạn giữa các nước thành viên đã được thông qua vào thứ 3 tuần trước bất chấp sự phản ứng quyết liệt từ Hungary, Séc, Slovakia và Romania (theo Al-Jazeera và Guardian).

Tuy nhiên vấn đề đặt ra lại là Brussels không thể làm gì nếu như một số nước thành viên không chấp nhận chỉ tiêu này (tiêu biểu là Slovakia). Không có một luật lệ nào bắt buộc các nước thành viên phải chấp nhận sự phân bổ người tị nạn trên lãnh thổ mình. Đức và Áo, hai nước đi đầu trong việc tiếp nhận người tị nạn đã bóng gió về các trừng phạt kinh tế nếu như một số nước thành viên cố tình phớt lờ người tị nạn nhưng đó chắc chắn không phải là giải pháp lâu dài.

Một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng hiện tại chắc chắn phải giải quyết được gốc rễ của vấn đề về làn sóng tị nạn. Đây là việc không dễ dàng vì như ở bài báo trước chúng tôi đã đề cập về sự đa quốc gia của người tị nạn.

Tuy vậy, trong bối cảnh Trung Đông vẫn chưa im tiếng súng và một vài quốc gia châu Phi vẫn đang sống chung với tình trạng bạo lực, nội chiến tràn lan thì trong nội bộ EU, các nước thành viên sẽ phải đưa ra một giải pháp thống nhất để tiếp nhận người tị nạn qua các con đường chính thống để họ không phải liều mạng trên những hành trình một mất một còn đến với an toàn.

HUY ANH (Từ Manchester, Anh)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất