| Hotline: 0983.970.780

Kim Jong- un nói 'sẵn sàng huy động hạt nhân’ đối đầu Mỹ

Thứ Năm 28/07/2022 , 14:57 (GMT+7)

Nhà lãnh đạo Kim Jong- un nói, Bình Nhưỡng "sẵn sàng huy động" lực lượng răn đe hạt nhân trong bất kỳ cuộc đụng độ quân sự nào để đối đầu Mỹ và Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong- un cho biết đất nước của ông 'sẵn sàng huy động' khả năng răn đe hạt nhân trong bất kỳ cuộc đụng độ quân sự nào với Mỹ và Hàn Quốc. Ảnh: KCNA 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong- un cho biết đất nước của ông 'sẵn sàng huy động' khả năng răn đe hạt nhân trong bất kỳ cuộc đụng độ quân sự nào với Mỹ và Hàn Quốc. Ảnh: KCNA 

Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm nay dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong- un loan báo thông tin trên, sau khi Washington và Seoul nhiều lần cảnh báo rằng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ bảy - một động thái mà Mỹ cho là hành động khiêu chiến.

Trong bài phát biểu mới nhất của ông Kim, đánh dấu hiệp định đình chiến chấm dứt giao tranh trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên - được gọi là "Ngày Chiến thắng" ở miền Bắc, nhà lãnh đạo Kim Jong- un nói rằng các lực lượng vũ trang của đất nước đã "chuẩn bị kỹ lưỡng" cho bất kỳ cuộc khủng hoảng nào.

"Lực lượng răn đe chiến tranh hạt nhân của đất nước đã sẵn sàng huy động sức mạnh tuyệt đối của mình một cách trung thành, chính xác và kịp thời phù hợp với sứ mệnh", hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên dẫn lời ông Kim.

Phát biểu trước đội ngũ cựu chiến binh nhân kỷ niệm 69 năm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, ông Kim nhấn mạnh "sự sẵn sàng triệt để" của đất nước để "đối phó với bất kỳ cuộc đụng độ quân sự nào với Mỹ".

Những tuyên bố mang tính chất răn đe mới nhất của ông Kim được đưa ra sau khi Hàn Quốc và Mỹ tăng cường các cuộc tập trận quân sự chung, động thái vốn luôn khiến Triều Tiên tức giận bởi Bình Nhưỡng coi đây là các cuộc diễn tập để xâm lược.

Trước đó vào đầu tuần này, quân đội Mỹ đã tổ chức các cuộc diễn tập bắn đạn thật bằng máy bay trực thăng Apache thế hệ mới tại căn cứ quân sự ở Hàn Quốc, lần đầu tiên kể từ năm 2019.

Ông Kim Jong -un cũng đã không tiếc lời chỉ trích tân tổng thống “diều hâu” của Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, người mới nhậm chức vào tháng 5 và tuyên bố sẽ có lập trường cứng rắn hơn chống lại Bình Nhưỡng, trong đó không loại trừ một kế hoạch huy động khả năng tấn công phủ đầu.

"Nói về hành động quân sự chống lại đất nước chúng tôi, quốc gia sở hữu vũ khí tuyệt đối mà họ sợ nhất, là phi lý và là hành động tự hủy hoại rất nguy hiểm", ông Kim đưa ra thông điệp mới nhất với chính quyền của ông Suk- yeol Yoon, địa chỉ mà ông Kim mô tả là một băng nhóm "găng -tơ".

“Một nỗ lực nguy hiểm như vậy sẽ ngay lập tức bị trừng phạt bởi sức mạnh hùng hậu của chúng tôi và chính phủ Yoon Suk - yeol và quân đội của ông ta sẽ bị tiêu diệt", nhà lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo tiếp.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Bình Nhưỡng đã thực hiện một loạt các vụ thử vũ khí, bao gồm cả việc bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng, lần đầu tiên kể từ năm 2017.

Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington đã bị đình trệ kể từ khi cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump vào tháng 2 năm 2019 bị đổ vỡ.

Kể từ đó đến nay, Bình Nhưỡng đã từ chối các lời đề nghị nối lại đàm phán của Washington và Seoul, đồng thời tuyên bố Hoa Kỳ trước tiên phải từ bỏ các chính sách "thù địch" của mình.

Quốc gia Đông Á từ lâu đã phải vật lộn để chống chọi với tình trạng mất mùa, thiếu đói cùng với việc nền kinh tế của họ đã bị vùi dập do đóng cửa biên giới do đại dịch Covid-19 gây ra, cũng như các lệnh trừng phạt đối với các chương trình hạt nhân của nước này.

Quốc gia này hiện cũng đang phải đối mặt với một đợt bùng phát "dịch cúm" lan rộng, sau khi xác nhận những trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên vào tháng 5.

Leif-Eric Easley, giáo sư tại Đại học Ewha ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc), cho biết: “Những lời tuyên bố hùng hồn của ông Kim Jong- un đã thổi phồng các mối đe dọa từ bên ngoài để biện minh cho chế độ tập trung quân sự và đang gặp khó khăn về kinh tế của mình”.

"Các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng ông Kim đang cố gắng mô tả việc phát triển vũ khí gây bất ổn của mình là một nỗ lực chính đáng để tự vệ".

(AFP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm