| Hotline: 0983.970.780

Những thắc mắc đời thường của một cô giáo tiểu học văn minh

Thứ Tư 19/08/2020 , 07:35 (GMT+7)

Xin chị cho em ý kiến về cái mốc tuổi 49 của chồng, về việc đòi hỏi bằng đại học đối với giáo viên tiểu học và làm sao để đối phó với tiền mãn?

Kính thưa Chị!

Còn nhớ mười lăm năm trước chỗ của em cần gì đều đến Bưu điện văn hóa xã. Khi đó nhóm phụ nữ trẻ của bọn em chờ báo NNVN mỗi ngày. Bây giờ thay đổi lắm rồi chị ơi, đường bê tông, nhà tường san sát, như bọn em đều có điện thoại thông tin, nhà nào cũng có wifi cho con cái học hành, lướt mạng, nhiều nhà còn sắm được laptop, iPad.

Em vẫn là cô giáo tiểu học từ khi ở đây điện đóm còn phập phù. Mười lăm năm đọc bài của chị, đến bây giờ em đã 45 rồi. Chồng em năm nay 49 tuổi. Người ta nói 49 chưa qua 53 đã đến, bọn bạn em đi chùa, đi cúng tùm lum cho chồng, em thấy sao sao ấy chị.

Còn em, chỉ có hai đứa con như kế hoạch, cháu trai lớn đại học trên thành phố, cháu có bác ruột ở trên ấy. Cháu gái năm nay cũng vừa thi tốt nghiệp, đang chờ kết quả.

Em tin vào sức học của con và cũng không ước con gái học cao làm chi, đi sư phạm như mẹ cho đỡ tốn tiền học phí và cũng về quê sống được. Bây giờ người ta qui hoạch, dạy tiểu học cũng phải có bằng đại học, em cũng thấy sao sao.

Về sức khỏe phụ nữ, mong chị chỉ giúp bọn em ở lứa tuổi tiền mãn thì phải làm gì. Nhóm bạn thân của em không ai chịu động đậy cả.

Em bảo sân nhà em rộng đến để cùng nhau tập, chúng bảo làm chi có thời giờ. Ở đây mà đi giày vào đi bộ cũng chướng mắt lắm chị, tiếng là ven thị trấn nhưng dân trí thấp, kín cổng cao tường chứ sân không để làm gì, đàn ông đàn bà không biết thể dục là gì chị ạ.

Được đọc chuyên mục của chị trên Internet em vui lắm, như gặp lại người thân. Mấy dòng thăm hỏi và cũng muốn chị cho ý kiến về cái mốc tuổi hiểm của chồng, về việc đòi hỏi bằng đại học đối với giáo viên tiểu học và về việc làm sao để đối phó với tuổi tiền mãn của phụ nữ. Chúc chị khỏe mạnh mãi.

-------------------

Em thân mến!

Rất vui vì em vẫn nhớ chị, đọc bài của chị và quê hương em đổi thay nhanh. Xem giọng điệu thư, biết em nhanh nhẹn, văn minh, đủ để hình dung cô giáo tiểu học cũng đã cập nhật thông tin nhiều lên nhờ tiện ích của công nghệ số.

Về tuổi 49 và 53 của con người nói chung, ấy là một cái mốc theo quan niệm phương Đông mình, một bước ngoặt. Cũng phải thôi, đó là tuổi chín, tuổi quan trọng cho sự nghiệp, gia đình, rõ rệt là yên ổn hay nát bét, có khả năng dư dả giàu lên hay lận đận khó nghèo.

Thực ra đàn bà có dấu hiệu tiền mãn sớm nên cái trớn xuống dốc nó thoai thoải, nó dài. Trong khi đó đàn ông phong độ hơn, bỗng dưng 49, họ không lấy trớn gì cả, nghĩa là không chuẩn bị gì cả, tự dưng nó ập xuống, một khúc quanh như tay lái bị bẻ cong và có một số người gãy, lật.

Nghe thì rờn rợn, 49 và 53, dân gian cứ truyền miệng như thế và rồi nỗi lo lo ấy nó ám. Sợ quá thì có thể thành thật. Tốt nhất nên để tự nhiên, cẩn trọng và quên đi. Và chị nghĩ cúng kiến mê tín chi bằng đàn ông cũng bắt đầu chú ý đến sức khỏe bằng điều độ, rèn luyện, chăm sóc bản thân.

Về phổ thông hóa bằng đại học, chị có nghe nhưng không để tâm lắm. Trên bình diện quốc gia, chị thấy họ qui hoạch vậy là để hệ thống giáo dục hội nhập hoặc là để giải quyết một số đông những người học đại học xong không có việc.

Tâm lý của dân mình là trọng bằng đại học nên thực sự dư thừa số có bằng cấp ấy. Lộ trình hợp lý cung và cầu xã hội của ngành giáo dục phải bằng nhiều cách, nhiều con đường và chị nghĩ, trước mắt, đại học thừa cứ đi dạy tiểu học đi đã.

Về việc rèn luyện để chuẩn bị cho giai đoạn tiền mãn, như em vào 45 là vừa rồi đó, không muộn cũng không sớm. Thể dục là phương pháp tốt nhất thay cho mọi thứ thuốc, kể cả thực phẩm chức năng.

Mang giày để đi bộ, ai hứ háy kệ, rồi sẽ có người theo. Chỉ cần em làm hạt nhân cho nhóm bạn, vài ba người, sẽ có người theo và thành xu thế, thành phong trào, nhé. Có ai đó bắt đầu thì sao không phải là em, một cô giáo văn minh?

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm