| Hotline: 0983.970.780

Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ không tìm ra nguyên nhân sụt lún?

Thứ Năm 18/08/2022 , 17:53 (GMT+7)

Nghệ An Cơ quan chuyên môn chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng gây nên việc sụt lún trầm trọng tại xã Châu Hồng.

Empty

Hoạt động khoáng sản diễn ra rầm rộ suốt nhiều năm qua là một trong những mối lo tiềm tảng trên địa bàn xã Châu Hồng. Ảnh: Phạm Trường.

"Chuyên gia" địa chất không xác định nổi nguyên nhân?

Qua báo cáo kết quả lần 1, nhận thấy Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ chưa xác định được đầy đủ, chính xác nguyên nhân gây sụt lún, nứt nẻ đất, công trình, nhà ở, giếng nước khô cạn trên địa bàn xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu tiếp tục dừng tất cả các hoạt động bơm hút, khai thác nước ngầm của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại xã Châu Hồng, giao UBND huyện Quỳ Hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tạm đình chỉ các hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty CP Tân Hoàng Khang để làm rõ các hành vi, yêu cầu công ty có trách nhiệm hỗ trợ toàn bộ kinh phí để khắc phục sự cố do ảnh hưởng của nứt nẻ, sụt lún đất…

Empty

Hàng trăm nhà dân tại xã Châu Hồng bị sụt lún nghiêm trọng, tính mạng của nhân dân bị đe dọa thường trực. Ảnh: Phạm Trường.

Đồng thời giao UBND huyện Quỳ Hợp làm việc với Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ để  làm rõ nguyên nhân sụt lún đất và giếng nước khô cạn tại bản Na Hiêng, bản Công, bản Quèn và khu vực xảy ra sụt lún đất trong diện tích nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng trách hiệu quả… Báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 15/8/2022.

Mới đây UBND huyện Quỳ Hợp đã làm việc, lắng nghe Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ tiếc rằng không có kết quả, chưa làm rõ được nguyên nhân.

Mặc dù Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ đã tổng hợp kết quả nghiên cứu các biểu hiện sụt đất trong khu vực điều tra khảo sát có diện tích 20km2, gồm khu vực dân cư và dọc theo tỉnh lộ 532, đoạn từ xã Châu Hồng đến xã Liên Hợp. Và đã đưa ra 8 nguyên nhân sụt lún đất và giếng khô cạn; phát hiện, khoanh các khu vực phát triển hang hóc karst trong đá carbonat và hầm lò khai thác phân bổ dưới trầm tích đệ tứ dày mỏng, có nguy cơ gây nên sụt lún đất phân cấp vùng. Bên cạnh đó, đã đề ra 7 giải pháp phòng tránh nhằm ngăn chặn các sự cố có thể gây thiệt hại cho người, tài sản.

Empty

Tầng địa chất thực sự bất ổn do quá trình khai thác khoáng sản gây nên, dù vậy việc xử lý trước đó chưa tạo được sức nặng. Ảnh: Phạm Trường.

Tuy nhiên, ông Trần Đức Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp khẳng định: Các nguyên nhân mà Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ đưa ra chưa có tính thuyết phục, chưa đảm bảo tính khách quan, chưa xác định được nguyên nhân chủ quan gây nên tụt mạch nước ngầm, sụt lún, khôn cạn giếng nước một cách cụ thể. Nhìn chung kết quả chưa đáp ứng được kỳ vọng của UBND huyện cũng như của người dân xã Châu Hồng.

Càng chậm trễ, càng âu lo

Từ kết quả khảo sát thực tế, có thể khẳng định niềm tin của UBND huyện Quỳ Hợp và người dân Châu Hồng dành cho Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ đang lung lay dữ dội.

Năng lực chuyên môn khó có thể đảm đương nhưng đơn vị này vẫn ra sức níu kéo, đề xuất thi công giai đoạn 2 của dự án cấp bách với nguồn kinh phí đề xuất lớn.

Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ sẽ thi công 4 giếng nước, mỗi giếng sâu khoảng 50m trên cánh đồng Na Hiêng, địa điểm gần mỏ của Công ty CP Tân Hoàng Khang; thi công 2 giếng khác tại phía tây khu vực mỏ của Công ty TNHH Duyên Hoàng, chiều sâu mỗi giếng khoảng 60m nhằm mục đích khống chế và xác định đặc điểm dòng chảy cổ.

Empty

Cuộc sống của người dân xã Châu Hồng bị đảo lộn tứ tung suốt những năm qua, sự việc càng kéo dài nỗi lo càng nhân lên theo cấp số nhân. Ảnh: Phạm Trường.

Kế đến là bổ sung hạng mục bơm nước trong mỏ của Công ty TNHH Tân Hoàng Khang (dùng máy có công suất lớn), kết hợp kết quả quan trắc nước dưới đất của 6 giếng nói trên…

Theo UBND huyện Quỳ Hợp, xét thấy việc triển khai giai đoạn 2 của dự án cần kinh phí lớn và không đảm bảo an tòan, đồng nghĩa không khả thi.

Từ năm 2020 đến nay trên địa bàn xã Châu Hồng có hàng trăm nhà dân bị sụt lún, nứt nẻ nghiêm trọng, gần 300 giếng nước bị khô cạn bất thường, diện tích đất ở, đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể… cho thấy tầng địa chất nơi đây thực sự bất ổn, kéo theo hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn đe dọa trực tiếp tính mạng của người dân khi mùa mưa bão đã cận kề.

Hồi chuông cảnh tỉnh đã được gióng lên liên hồi nhưng đến nay người dân Châu Hồng vẫn đang mỏi mắt chờ đợi giải pháp thấu đáo, có điều càng chờ… càng lo ngay ngáy.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.