| Hotline: 0983.970.780

Lo hạn vụ hè thu

Thứ Tư 04/03/2020 , 12:06 (GMT+7)

Hiện nước trong các hồ chứa ở Bình Định đã xuống thấp, lại thêm nắng nóng gay gắt nên bốc hơi nhanh, vụ hè thu đứng trước nguy cơ hạn gay gắt.

Các hồ chứa nhỏ trên địa bàn Bình Định do địa phương quản lý còn tích được 66 triệu m3, đạt 50,8% so thiết kế, bằng 56,7% so cùng kỳ năm 2019.

Các hồ chứa nhỏ trên địa bàn Bình Định do địa phương quản lý còn tích được 66 triệu m3, đạt 50,8% so thiết kế, bằng 56,7% so cùng kỳ năm 2019.

Theo Chi cục Thủy lợi Bình Định, thời tiết khô hanh kéo dài trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã khiến cho nước trong các hồ thủy lợi bốc hơi nhanh. Hiện 165 hồ chứa toàn tỉnh chỉ tích được 376,7 triệu m3 nước, đạt 63,9% so dung tích thiết kế.

Riêng lượng nước trong 15 hồ chứa lớn do Cty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định quản lý hiện còn 310 triệu m3 nước, đạt 67,6% thiết kế, bằng 81,2% cùng kỳ năm trước; các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý còn tích được 66 triệu m3, đạt 50,8% so thiết kế, bằng 56,7% so cùng kỳ năm 2019. So với 7 ngày trước, lượng nước tại các hồ chứa bị giảm mất 20,47 triệu m3. Bên cạnh đó, lưu lượng dòng chảy trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh này cũng đang giảm mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Cty TNHH KTCTTL Bình Định, lượng nước hiện còn trang các hồ chỉ đảm bảo tưới cho gần 29.000ha lúa HT 2020 tại các địa phương.

Trong đó, sẽ có khoảng 500ha hưởng nước từ hồ Núi Một (TX An Nhơn), 333ha hưởng nước từ hồ Hội Sơn (huyện Phù Cát), 100ha hưởng nước từ trạm bơm Chánh Khoan (huyện Phù Mỹ), 1.000ha hưởng nước từ đập Lại Giang (huyện Hoài Nhơn), riêng 500ha ở các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) sẽ bị thiếu nước tưới trong vụ HT tới.

“Thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng nước tại các hồ chứa sẽ giảm mạnh do bốc hơi nhanh, việc thiếu nước tưới có nguy cơ sẽ căng thẳng hơn cả dự báo ban đầu”, ông Phú nói.

Để tiết kiệm nước, ngay từ bây giờ Cty TNHH KTCTTL Bình Định đã thành lập hội đồng phân phối nước, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; chỉ đạo 8 xí nghiệp trực thuộc kiện toàn các tổ thủy nông với 300 thành viên để quản lý, phân phối, điều tiết nước từ các công trình thủy lợi theo định mức 8 ngày cấp nước 1 lần, mỗi lần cấp khoảng 9.000m3 nước/vụ/ha đến cống đầu mối công trình thủy lợi do Cty quản lý.

Công ty cũng chủ động thông báo cho các địa phương biết diện tích đất SX lúa có nguy cơ bị hạn, phương án cung cấp, điều tiết nước tưới để địa phương chỉ đạo SX, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện tập trung nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, kiểm tra các trạm bơm nước.

Hệ thống kênh tưới ăn nước của đập dâng Văn Phong hiện đã được nạo vét đất cát, khơi thông dòng chảy, nhất là những tuyến kênh trên địa bàn huyện Tây Sơn.

Hệ thống kênh tưới ăn nước của đập dâng Văn Phong hiện đã được nạo vét đất cát, khơi thông dòng chảy, nhất là những tuyến kênh trên địa bàn huyện Tây Sơn.

Hệ thống kênh tưới Văn Phong hiện đã được nạo vét đất cát, khơi thông dòng chảy, nhất là những tuyến kênh trên địa bàn huyện Tây Sơn.

Ông Nguyễn Văn Lượng, Giám đốc Xí nghiệp Thủy lợi V (Cty TNHH KTCTTL Bình Định) cho biết: “Do ở vị trí đầu nguồn nên hệ thống kênh tưới Văn Phong tuyến nằm trên địa bàn huyện Tây Sơn có vai trò rất quan trọng.

Chúng tôi đã huy động tổng lực rà soát toàn tuyến, điều động phương tiện kịp thời sửa chữa những điểm then chốt trong hệ thống, nạo vét nhiều đoạn kênh bị đất cát bồi lấp, vớt bèo tại đập dâng Văn Phong, đảm bảo hệ thống này dẫn nước thông suốt.

Xí nghiệp cũng đã thông báo cho huyện Tây Sơn về lịch cấp nước, điều tiết nước, vùng có nguy cơ thiếu nước tưới để cùng phối hợp triển khai phương án phòng chống hạn”.

Bình Định đã kiện toàn các tổ thủy nông với 300 thành viên để quản lý, phân phối, điều tiết nước từ các công trình thủy lợi

Bình Định đã kiện toàn các tổ thủy nông với 300 thành viên để quản lý, phân phối, điều tiết nước từ các công trình thủy lợi

Phương án phòng chống hạn cho diện tích lúa vụ HT có nguy cơ bị hạn tại các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và TX An Nhơn, TP Quy Nhơn cũng đã được triển khai.

Ông Lê Trung Cang, Phó Giám đốc phụ trách Cty TNHH KTCTTL Bình Định, cho hay: Hồ Định Bình sau khi cung cấp nước tưới cho hơn 19.000ha lúa HT tại các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, Tuy Phước, TX An Nhơn và TP Quy Nhơn sẽ bị hụt 12 triệu m3.

Trước tình hình này, Cty sẽ điều tiết 12 triệu m3 nước từ hồ Thuận Ninh bổ sung cho khu tưới Sông Kôn - Định Bình, đồng thời chuyển nước từ hệ thống Văn Phong qua lưu vực sông La Tinh khoảng 1,3m3/giây để cung cấp nước tưới cho diện tích lúa có nguy cơ bị hạn.

“Hồ Vạn Hội sau khi cung cấp nước tưới cho 357ha lúa tại huyện Hoài Ân xong sẽ bổ sung khoảng 5 triệu m3 xuống sông Lại Giang, cung cấp nước tưới cho cây trồng nằm ở vùng hạ lưu con sông này. Bên cạnh đó, Cty sẽ vận hành thật khoa học, chính xác các trạm bơm trên các sông và trạm bơm Chánh Khoan tại huyện Phù Mỹ để bơm nước từ đầm Trà Ổ cung cấp nước cho cây trồng của các xã ven đầm”, ông Lê Trung Cang cho hay.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất