| Hotline: 0983.970.780

Lúa khỏe, năng suất tăng, môi trường trong lành nhờ phân bón lá hữu cơ PAN

Thứ Năm 13/10/2022 , 18:10 (GMT+7)

HÀ NAM Tại các mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN, lúa có hình dạng cây khỏe, bộ lá màu xanh sáng, đẻ nhánh khỏe, tập trung, độ đồng đều cao...

UBND tỉnh Hà Nam tổ chức đánh giá kết quả mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN của Công ty Cổ phần Nano Industry Đăng Quang. Ảnh: Phạm Hiếu.

UBND tỉnh Hà Nam tổ chức đánh giá kết quả mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN của Công ty Cổ phần Nano Industry Đăng Quang. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngày 12/10, tại xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức đánh giá kết quả mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN của Công ty Cổ phần Nano Industry Đăng Quang đối với cây lúa. Tham dự sự kiện có bà Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Nam, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...

Theo bà Trần Thị Nga, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh Hà Nam, vụ mùa 2022, trên địa bàn tỉnh xây dựng 2 mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN. Trong đó, tại xã Liêm Phong (huyện Thanh Liêm) xây dựng mô hình có diện tích 30ha, xã Tiêu Động (huyện Bình Lục) có diện tích 20ha (mô hình của hộ ông Hoàng Văn Thường tại thôn Đích Chiều thực hiện). Về hình thức gieo cấy, tại xã Liêm Phong lúa sử dụng công cụ sạ hàng và máy cấy, xã Tiêu Động người dân gieo sạ bằng tay.

Vụ mùa 2022, tỉnh Hà Nam xây dựng 2 mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN. Ảnh: Phạm Hiếu.

Vụ mùa 2022, tỉnh Hà Nam xây dựng 2 mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phân bón lá hữu cơ PAN là tiến bộ kỹ thuật mới đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) công nhận lưu hành tại Việt Nam. Tại các mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN, lúa có hình dạng cây khỏe, bộ lá màu xanh sáng, đẻ nhánh khỏe, tập trung, độ đồng đều cao; thời gian trỗ và khả năng chống chịu các đối tượng sâu, bệnh tương đương so với ruộng đối chứng. Việc sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN được thực hiện bằng máy bay không người lái đảm bảo độ đồng điều.

Các mô hình lúa sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN cũng được dùng thuốc bảo vệ thực vật thảo dược phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh như: Sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng và các loại nấm bệnh… đạt hiệu quả cao hơn ngoài mô hình.

Tại các mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN, lúa có hình dạng cây khỏe, bộ lá màu xanh sáng, đẻ nhánh khỏe, tập trung, độ đồng đều cao. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tại các mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN, lúa có hình dạng cây khỏe, bộ lá màu xanh sáng, đẻ nhánh khỏe, tập trung, độ đồng đều cao. Ảnh: Phạm Hiếu.

Qua đánh giá, cây lúa trong mô hình có số hạt chắc/bông, số bông/m2 cao, năng suất cao hơn so với ruộng đối chứng. Với diện tích đã thu hoạch tại xã Liêm Phong, năng suất lúa Bắc thơm số 7 trong mô hình cao hơn ngoài mô hình 62 kg/sào, lúa Khang dân 18 cao hơn 170 kg/sào; hiệu quả kinh tế lúa Bắc thơm số 7 trong mô hình cao hơn gần 15 triệu đồng/ha, lúa Khang dân 18 cao hơn khoảng 30 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, đây là kết quả gặt thống kê khi thời tiết gặp mưa, lúa ướt, sẽ điều tra xác xuất 30% số hộ trong mô hình khi lúa khô. Lúa BC15 tại Tiêu Động năng suất trong mô hình cao hơn 52 kg/sào so với ngoài mô hình, hiệu quả kinh tế cao hơn 10 triệu đồng/ha. Kết quả so sánh năng suất thống kê khi lúa chín 50%, sẽ được đánh giá cụ thể khi chủ hộ thu hoạch bán tươi cho doanh nghiêp.

Bà Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy trực tiếp kiểm tra, đánh giá mô hình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bà Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy trực tiếp kiểm tra, đánh giá mô hình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Kết quả thực tế cho thấy hiệu quả bước đầu của phân bón lá hữu cơ PAN được thực hiện trên cây lúa vụ đầu tiên tại địa phương. Do vậy, cần tiếp tục triển khai mô hình ở các vụ tiếp theo để đánh giá rõ hiệu quả trước khi nhân rộng…

Sau khi tham quan thực tế, các đại biểu đánh giá cao thành công của việc đưa phân bón lá hữu cơ PAN vào đồng ruộng, thể hiện qua việc lúa sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe, cứng cây, số bông nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao… Khả quan có thể nhân rộng loại phân bón này trong những vụ tiếp theo.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy đánh giá, việc tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy đánh giá, việc tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trực tiếp kiểm tra, đánh giá mô hình, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, bà Lê Thị Thủy đánh giá cao nỗ lực của các cấp, ngành chức năng, doanh nghiệp và người dân tham gia mô hình. Hiện nay tỉnh Hà Nam đang tập trung thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Thời gian tới, việc tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, Bí thư Lê Thị Thủy cho biết, hiện nay, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp với mục đích nâng cao thu nhập cho người dân. Do vậy, tỉnh đã thí điểm sản xuất lúa bằng phân bón lá hữu cơ PAN giúp giảm chi phí, tăng năng suất, góp phần sản xuất lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung theo hướng hữu cơ, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, mục tiêu cao nhất là tăng thu nhập cho người dân.

Doanh nghiệp sẽ tiếp thu ý kiến của các chuyên gia nhằm hoàn thiện quy trình, nghiên cứu giảm số lần phun thuốc để giảm chi phí sản xuất cho nông dân. Ảnh: Phạm Hiếu

Doanh nghiệp sẽ tiếp thu ý kiến của các chuyên gia nhằm hoàn thiện quy trình, nghiên cứu giảm số lần phun thuốc để giảm chi phí sản xuất cho nông dân. Ảnh: Phạm Hiếu

Qua thời gian thử nghiệm vụ đầu tiên, UBND tỉnh Hà Nam sẽ giao cơ quan chức năng, các địa phương phối hợp với doanh nghiệp sản xuất phân bón lá hữu cơ PAN để tiếp tục thử nghiệm ở vụ lúa tiếp theo. Đồng thời, thử nghiệm bón phân mới tiên tiến này trên một số loại cây trồng khác để có sự đánh giá tổng thể trước khi nhân ra diện rộng.

Do mô hình mới thực hiện trên cây lúa trong một vụ nên ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thí điểm sử dụng phân bón lá hữu cơ trên cây lúa trong các vụ tiếp theo để khẳng định hiệu quả trước khi nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Doanh nghiệp cũng sẽ tiếp thu ý kiến của các chuyên gia nhằm hoàn thiện quy trình, nghiên cứu giảm số lần phun thuốc để giảm chi phí sản xuất cho nông dân...

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.