| Hotline: 0983.970.780

Lưu ý nuôi tôm mùa mưa

Thứ Tư 14/10/2020 , 07:30 (GMT+7)

Những ngày qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa vừa đến rất to. Vì vậy bà con cần lưu ý thường xuyên theo dõi sức khỏe tôm nuôi…

Đó là khuyến cáo của Trung tâm giống nông nghiệp Phú Yên vừa gửi văn bản các huyện, thị xã và UBND các xã ven biển, đặc biệt vùng nuôi tôm. Trong đó thông báo kết quả quan trắc môi trường đến bà con vùng nuôi biết để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Người nuôi tôm lưu ý vào mùa mưa, nhất là theo dõi các thông số môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan. Ảnh: KS.

Người nuôi tôm lưu ý vào mùa mưa, nhất là theo dõi các thông số môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan. Ảnh: KS.

Theo đó, kết quan trắc, cảnh báo môi trường nước ngày 5/10/2020 tại các vùng nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Phú Yên cho thấy có một số chỉ tiêu nằm ngoài ngưỡng giới hạn cho phép (GHCP). Cụ thể, chỉ tiêu NH3 vượt ngưỡng GHCP tại 2/12 điểm quan trắc (tại các vùng nuôi Phước Giang - Hòa Tâm và Cầu Ông Đại - Hòa Xuân Đông) và gấp từ 1,3 -1,4 lần so với ngưỡng GHCP dao động 0,40 - 0,42mg/l.

Chỉ tiêu PO4 vượt ngưỡng GHCP tại 3/12 điểm quan trắc và gấp 1,2 lần so với ngưỡng GHCP tại các vùng nuôi Hòa Hội - Xuân Cảnh, Bãi Ngọn - Hòa Hiệp Nam và Phước Long - Hòa Tâm.

Hàm lượng DO (oxy hòa tan) thấp hơn ngưỡng GHCP tại 6/12 điểm quan trắc tại các vùng nuôi Thôn 5 - Xuân Hải, Hòa Hội - Xuân Cảnh, Phú Lương - An Ninh Đông, Tân Long - An Cư, Mỹ Phú - An Hiệp và Bãi Ngọn - Hòa Hiệp Nam.

Hàm lượng COD vượt ngưỡng GHCP tại 4/12 điểm quan trắc và gấp từ 1,02 - 1,54 lần so với ngưỡng GHCP tại vùng nuôi Vũng Tàu - Hòa Hiệp Nam, Phước Long - Hòa Tâm, Phước Giang - Hòa Tâm và cầu Ông Đại - Hòa Xuân Đông.

Mật độ vibrio tổng số vượt ngưỡng GHCP tại 2/12 điểm quan trắc và gấp từ 1,03 - 2 lần so với ngưỡng GHCP tại các vùng nuôi Mỹ Phú - An Hiệp và Phước Long - Hòa Tâm.

Kết quả quan trắc môi trường nước tại các vùng nuôi tôm hùm lồng, bè cũng có một số chỉ tiêu nằm ngoài ngưỡng GHCP. Như chỉ tiêu NH3 vượt ngưỡng GHCP tại 2/12 vị trí quan trắc và gấp từ 1,2- 1,5 lần so với ngưỡng GHCP tại vùng nuôi Phú Dương - Xuân Thịnh (tầng mặt và giữa).

Hàm lượng DO thấp hơn ngưỡng GHCP tại 6/12 vị trí quan trắc tại Phú Dương - Xuân Thịnh (tầng giữa và đáy), Dân Phú - Xuân Phương (tầng giữa và đáy), Phước Lý - Xuân Yên (tầng giữa và đáy).

Nuôi lồng bè trên vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu. Ảnh: KS.

Nuôi lồng bè trên vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu. Ảnh: KS.

Trong khi những ngày qua, nhiều nơi trong khu vực Phú Yên có mưa vừa đến rất to. Và, theo dự báo thời tiết các tỉnh Nam Trung Bộ từ ngày 8 - 18/10 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Vì vậy, người nuôi nước lợ lưu ý thường xuyên theo dõi sức khỏe tôm nuôi, đồng thời theo dõi các thông số môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan… để có phương pháp xử lý kịp thời. Cụ thể như xả bỏ bớt nước tầng mặt trong ao nuôi nhằm tránh nước bị ngọt hóa, tăng cường quạt nước, sục khí nhằm bổ sung lượng oxy hòa tan…

Bên cạnh đó, người nuôi nên lấy nước vào ao chứa lắng, xử lý bằng các chế phẩm vi sinh giúp ổn định môi trường, kiểm tra các thông số môi trường đạt chuẩn trước khi cấp vào ao nuôi, nhất là các vùng nuôi thuộc TX Đông Hòa.

Đối với các vùng nuôi có mật độ vibrio cao nên khử trùng nguồn nước bằng các hóa chất diệt khuẩn trước khi cấp vào ao nuôi. Ngoài ra, nên duy trì mực nước trong ao nuôi trên 1,5m và tăng cường quạt nước ao nuôi tránh hiện tượng phân tầng nhiệt và cung cấp oxy hòa tan trong ao nuôi. Bón vôi xung quanh ao trước và sau khi có mưa dông nhằm ổn định pH và độ kiềm trong ao nuôi…

Gia cố lại các lồng, bè nuôi, hệ thống dây neo, lưới…để hạn chế thiệt hại khi có gió giật mạnh làm hư lồng, bè và thất thoát tôm nuôi. Ảnh: KS.

Gia cố lại các lồng, bè nuôi, hệ thống dây neo, lưới…để hạn chế thiệt hại khi có gió giật mạnh làm hư lồng, bè và thất thoát tôm nuôi. Ảnh: KS.

Đối với các vùng nuôi tôm hùm, Trung tâm giống nông nghiệp Phú Yên khuyến cáo người nuôi điều chỉnh lồng nuôi cách đáy khoảng 1,5 - 2m, nhằm tránh bị ngọt hóa và tránh thiếu oxy cục bộ. Gia cố lại các lồng, bè nuôi, hệ thống dây neo, lưới… để hạn chế thiệt hại khi có gió giật mạnh làm hư lồng, bè và thất thoát tôm nuôi. 

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.