| Hotline: 0983.970.780

Lý do chim bồ câu được chọn làm biểu tượng hòa bình

Thứ Năm 17/10/2013 , 08:32 (GMT+7)

Chuyện con chim bồ câu và cành ô liu báo trước cuộc sống hoà bình và an ninh theo Kinh Thánh được phổ biến ra toàn thế giới...

* Tại sao chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình?

Trịnh Hà, An Nhơn, Bình Định.

Tục lệ chọn chim làm biểu tượng cho tình yêu đã có từ thời Trung Cổ khi người ta tin rằng mùa sinh sản của loài chim thường rơi vào xung quanh ngày lễ Valentine - lễ của tình yêu. Lý do chim bồ câu được chọn trong số nhiều loài chim bởi nó được gắn liền với vị thần tình yêu của Hy Lạp, nữ thần Aphrodite.

Bồ câu cũng được chọn bởi sự thủy chung của nó. Người ta tin rằng trong mùa sinh sản, bồ câu chỉ “đi lại” với đúng một đối tác khác chứ không cố gắng cặp đôi với càng nhiều đối tác càng tốt như các con vật khác.

Trận đại hồng thủy kéo dài 150 ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người. Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con chim bồ câu bay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về. Nô-ê biết rằng khắp các nơi vẫn còn là nước, cho nên con chim không có chỗ nào để đậu nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con bồ câu lại được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi.

Ông Nô-ê nhìn thấy thế hết sức sung sướng, và điều này chứng tỏ nước lụt đã rút để lộ ra những nhánh cây non nhô lên khỏi mặt nước. Ông tiếp tục thả con bồ câu ra, lần này thì nó bay đi không quay trở về nữa, điều này chứng tỏ nước lụt đã rút. Thế là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới.

Ngày nay, xuất phát từ truyền thuyết chiếc tàu Nô-ê này, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá là biểu tượng của hòa bình (hoặc sự an bình). Chuyện con chim bồ câu và cành ô liu báo trước cuộc sống hoà bình và an ninh theo Kinh Thánh được phổ biến ra toàn thế giới...

* Tại sao phụ nữ Ấn Độ lại thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mi?

Đinh Thu Hà, Trực Ninh, Nam Định

Người Ấn Độ cho rằng, ở giữa hai hàng mi và điểm một vết như thế thì việc đó tượng trưng cho một niềm vui, cũng là một sự may mắn. Vì thế họ gọi những vết như thế là "nốt ruồi may mắn". Vết to giữa hai con mắt còn cho thấy rõ thân phận của những người phụ nữ Ấn Độ. Ở Ấn Độ, chỉ những người phụ nữ đã có chồng mới được điểm nốt ruồi may mắn.

Vào đúng ngày lễ thành hôn, chú rể tự tay dùng su xa điểm nốt ruồi may mắn lên trán cô dâu để biểu thị cô gái đã làm lễ thành hôn. Nếu như sau khi kết hôn rồi mà người phụ nữ nào còn chưa điểm nốt ruồi may mắn này thì họ sẽ bị các bậc cha mẹ, cô chú và họ hàng thân thuộc chỉ trích, cho rằng họ cố ý lừa dối chồng mình, thậm chí những người khác còn có thể hoài nghi không biết chồng của người đàn bà này có còn sống không? Tất nhiên, những người vợ chưa cưới và đàn bà goá chồng thì không được điểm nốt ruồi may mắn. 

Tuy nhiên, theo đà phát triển và sự tiến bộ của xã hội ngày nay thì phạm vi của những người phụ nữ được điểm nốt ruồi may mắn cũng đã được mở rộng. Một số trẻ nhỏ và các cô gái chưa chồng cũng điểm nốt ruồi may mắn. Hơn nữa, người ta lại còn đòi hỏi hình trạng và màu sắc của nốt ruồi may mắn phải phù hợp với từng khuôn mặt, từng kiểu tóc và cả phục trang nữa. Như thế có thể nói rằng những khuôn mặt, kiểu tóc và phục trang khác nhau đòi hỏi phải có những nốt ruồi may mắn khác nhau và loại nốt ruồi may mắn này có tác dụng trang sức.

Lại còn có một số người làm bố làm mẹ ở Ấn Độ điểm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai hàng mi. Vốn là vì họ lo lắng nếu như con cái họ khoẻ mạnh và thông minh thì dễ dàng bị ma quỷ để ý và có khả năng gặp những điều bất hạnh, thậm chí có thể bị chết yểu.

Nếu như điểm thêm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai con mắt như thế thì sẽ làm cho chúng nó bớt vẻ đáng yêu và như thế cũng giúp cho chúng đỡ gặp phải những điều bất hạnh. Rõ ràng các trường hợp điểm nốt ruồi này nhằm mục đích tránh và tiêu trừ tai họa.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.