| Hotline: 0983.970.780

Lý giải "Ráng vàng thì nắng, ráng đỏ thì mưa"

Thứ Hai 30/12/2013 , 10:25 (GMT+7)

Câu "Ráng vàng thì nắng, ráng đỏ thì mưa" được hiểu như thế nào cho đúng? Và dựa vào đâu để đúc kết câu này?

* Câu "Ráng vàng thì nắng, ráng đỏ thì mưa" được hiểu như thế nào cho đúng? Và dựa vào đâu để đúc kết câu này?

Lê Thị Tuyết, Nam Trực, Nam Định

Khi sắp mưa, trong không khí tích tụ rất nhiều hơi nước. Mật độ hơi nước trong không khí dày đặc làm cản trở quang phổ mặt trời nên chỉ những quang phổ có bước sóng dài hơn mới đến được mặt đất. Và ánh sáng có màu đỏ là có bước sóng dài nhất mà con người nhìn thấy được bằng mắt thường. Phản xạ ánh sáng đến tầng mây phía trên nên ta nhìn thấy bầu trời có màu đỏ khi sắp mưa.


Ráng mỡ gà thế này là sắp bão

Cũng tương tự như vậy, lúc bình minh và hoàng hôn, nhiệt độ không khí thấp nên có hơi nước nhiều. Do đó mà ta thấy mặt trời ở vị trí xa ta nhất nhưng ta lại thấy mặt trời to hơn, gần ta hơn và có màu đỏ. Còn buổi trưa, mặt dù cùng khoảng cách nhưng ta lại thấy mặt trời nhỏ hơn và ở xa hơn. Trường hợp bình thường thì bầu trời chỗ gần mặt trời có màu vàng là chính.

* Tôi thường thấy trên báo chí có câu “Bảo vệ sự khang kiện của giống nòi”. Vậy khang kiện ở đây là gì?

Phan Ngọc Hà, Phú Mỹ, Bình Định

Theo nghĩa Hán Việt thì khang có nghĩa là yên vui, khỏe mạnh, kiện có nghĩa là mạnh mẽ. Theo Từ điển từ và nghĩa Việt Nam thì khang kiện có nghĩa là yên vui và mạnh mẽ. Người Trung Quốc lại dùng từ kiện khang để chỉ nghĩa khỏe mạnh.

* Xin cho biết biết “phấn nụ” là gì, cách dùng loại phấn này ra sao?

Huỳnh Thị Tâm, Tân Uyên, Bình Dương

Có một loại mỹ phẩm độc nhất vô nhị của Hoàng cung Huế khi xưa còn được lưu truyền cho đến ngày nay, với những bí quyết pha chế vẫn trong vòng bí mật - đó là phấn nụ. Phấn nụ thuộc dòng mỹ phẩm quý, vốn chỉ dành cho các phi tần mỹ nữ trong Hoàng cung thời Nguyễn. Thỏi phấn nụ được bào chế hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên, truyền rằng nếu dùng đều đặn mỗi ngày thì dù tuổi cao vẫn có được làn da trắng mịn và tươi tắn... Cái tên phấn nụ Hoàng cung ra đời vào năm 1946 khi bà Trần Thị Thiểu bắt đầu đặt tên cho loại mỹ phẩm mà mình làm ra và kinh doanh.

Tên đầu tiên của loại mỹ phẩm đặc biệt này chỉ đơn giản là phấn nụ. Sở dĩ gọi là phấn nụ vì viên phấn có hình thù và mùi hương như những nụ hoa. Cung đình Huế xưa có cả một công nghệ chế tạo mỹ phẩm dành cho các Hoàng hậu, Cung phi và hầu hết các mỹ phẩm này đều làm từ nguyên liệu thiên nhiên.

Tất cả công nghệ chế biến mỹ phẩm hoàng cung luôn được giữ kín, từ quy trình đến công thức pha chế. Phấn nụ có từ thời vua nào của triều Nguyễn thì đến nay không có ai biết chính xác, chỉ biết rằng bí quyết làm ra phấn nụ luôn được giao cho một cung nữ đáng tin cậy duy nhất nắm giữ. Và người cung nữ cuối cùng phụ trách việc sản xuất phấn nụ trong cung đình triều Nguyễn chính là mẹ của bà Trần Thị Thiểu (tên thường gọi là bà Hường - gọi theo chồng).

Năm 1945, khi triều đại nhà Nguyễn kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình, người cung nữ nắm giữ bí quyết đó đã xuất cung. Vì không muốn một tinh hoa của dân tộc bị thất truyền, bà đã truyền thụ bí quyết làm phấn nụ lại cho người con gái út của mình là bà Trần Thị Thiểu (hay bà Hường).

Tiếp nhận bí quyết làm phấn nụ từ mẹ, bà Hường đã bắt đầu sản xuất phấn nụ để bán cho người dân xứ Huế, vừa để mưu sinh cũng là để giữ nghề. Chính nhờ sự kiện này mà phấn nụ mới được bước ra khỏi giới hạn cung cấm và phục vụ nhu cầu làm đẹp của tất cả chị em phụ nữ. Nhờ phát huy tốt bí quyết nghề nghiệp mà mẹ để lại nên chỉ sau một thời gian ngắn, phấn nụ Huế của bà Hường đã nổi tiếng khắp xứ kinh kỳ dạo đó. 

Phấn nụ được bào chế từ cao lanh cộng với hơn 10 vị thuốc bắc (chủ yếu là rễ của các loại cây có tác dụng dưỡng da) và một số loài hoa tạo hương thơm dễ chịu. 

Phấn nụ Hoàng cung như một niềm tự hào dân tộc và tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam. Hiện nay, phấn nụ Hoàng cung đã cho ra đời dòng sản phẩm cao cấp, được bổ sung thành phần sữa bò non quý hiếm và mẫu mã bao bì cũng hấp dẫn hơn.

Phấn nụ Hoàng cung Huế được làm từ các thành phần thiên nhiên, do vậy chị em có thể phần nào yên tâm khi sử dụng sản phẩm để trang điểm hàng ngày. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm