| Hotline: 0983.970.780

Mọi ánh mắt đổ về thượng nguồn Mekong trước mùa mưa

Thứ Năm 04/06/2020 , 12:48 (GMT+7)

Trong khi các nước hạ nguồn đang đếm ngược từng ngày chờ những trận mưa đầu mùa thì giới nghiên cứu bày tỏ lo lắng Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ lại phần lớn nước.

Cận cảnh đập Nọa Trác Độ trên dòng Mekong. Ảnh: Getty Images

Cận cảnh đập Nọa Trác Độ trên dòng Mekong. Ảnh: Getty Images

Báo The Nation của Thái Lan vừa có bài viết dẫn lời các chuyên gia quốc tế bày tỏ quan ngại, đồng thời cảnh báo về dòng chảy thất thường sẽ tái diễn trong năm nay, tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình đợt hạn hán ở vùng đông bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, hệ thống đập của Trung Quốc thời gian qua đã góp phần lớn gây ra tình trạng hạn hán kéo dài ở Thái Lan và các nước hạ lưu sông Mekong khác như Lào, Campuchia và Việt Nam.

“Chúng tôi không kết luận các con đập ở phía thượng nguồn Trung Quốc gây ra khô hạn tại tỉnh Khon Kaen cũng như Việt Nam. Tuy nhiên điều mà chúng tôi đang nhắc đến là nó làm trầm trọng thêm vấn đề ở dòng chính phía hạ lưu sông Mekong”, nhà nghiên cứu Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson- tác giả của cuốn sách “Last Days of the Mighty Mekong” (tạm dịch là: Những ngày cuối cùng của sông Mekong hùng vĩ).

Bản đồ mô tả hiện trạng mùa khô năm 2019, màu nâu là khu vực bị hạn hán nặng. Đồ họa: Stimson Center

Bản đồ mô tả hiện trạng mùa khô năm 2019, màu nâu là khu vực bị hạn hán nặng. Đồ họa: Stimson Center

Lưu vực sông Mekong có sản lượng cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Chỉ riêng ở Biển Hồ của Campuchia, mỗi năm ước tính tạo ra 500.000 tấn cá; 450.000 tấn ở Việt Nam và 300.000 tấn ở Thái Lan, trong khi sản lượng đánh bắt ở Lào có giá trị khoảng 5% GDP.

Ông Eyler đồng thời cảnh báo, các nhà đầu tư Thái Lan đang góp vốn vào dự án đập thủy điện Xayaburi ở Lào với kỳ vọng sẽ đem lại lợi nhuận cao thực chất là ở vào thế bị lệ thuộc bởi Trung Quốc khi họ nắm giữ thế kiểm soát và vận hành các con đập ở thượng nguồn sông Mekong. “Các trung tâm mua sắm ở Thái Lan cũng không thể nào dựa vào nguồn cung cấp điện được tạo ra từ các đập ở Lào”, ông Eyler phát biểu tại một cuộc hội thảo trực tuyến do Trung tâm Stimson, tổ chức chuyên nghiên cứu sông ngòi độc lập có trụ sở tại Washington (Mỹ) vừa tiến hành.

“Hiện Trung Quốc đã xây dựng và vận hành 11 đập ở phía thượng nguồn sông Mekong và lại đang có kế hoạch xây thêm 8 đập nữa. Trong khi đó, dòng chảy tự nhiên đã trở nên rất thất thường trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi dự án Nọa Trác Độ, đập thủy điện lớn nhất trên sông Mekong được khởi công vào cuối năm 2012”, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành mạng lưới Eyes on Earth, Alan Basist- đồng tác giả của bản nghiên cứu cho biết.

Theo đó, riêng dự án Nộ Trác Độ đã có dung tích chứa là 27,5 tỷ mét khối nước so với tổng số 47,6 tỷ mét khối của 11 đập đã hoạt động. Trạm thủy văn Chiang Saen, thuộc tỉnh Chiang Rai miền bắc Thái Lan ghi nhận dòng chảy đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử vào mùa mưa năm ngoái.

Chuyên gia đo đạc thủy văn Basist cho biết, luồng chảy tự nhiên trên dòng chính Mekong đã thay đổi đáng kể từ năm 2012, tạo ra các mô hình bất thường do nguồn nước được xả vào mùa khô và bị giữ lại vào mùa mưa.

“Ngay trong mùa mưa, một lượng lớn nước đã không về hạ lưu. Nhất là năm ngoái đã chứng kiến một thực tế hoàn toàn trái ngược so với nhiều năm trước đây. Nó nghiêm trọng hơn rất nhiều. Sự thay đổi đột ngột của dòng chảy đã ảnh hưởng đến không chỉ người dân Thái Lan mà cả ở Lào, Campuchia và Việt Nam, nơi có 10 triệu người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp và đánh bắt cá ở hạ lưu sông Mekong”, ông Basist chỉ rõ.

Biểu đồ mô tả lượng nước bị Trung Quốc giữ lại kể từ khi đập Nọa Trác Độ vận hành (màu xanh và màu đỏ thể hiện mức độ chênh lệch). Đồ họa: Stimson Center

Biểu đồ mô tả lượng nước bị Trung Quốc giữ lại kể từ khi đập Nọa Trác Độ vận hành (màu xanh và màu đỏ thể hiện mức độ chênh lệch). Đồ họa: Stimson Center

Theo nghiên cứu của Trung tâm Stimson vừa công bố vào tháng 5/2020, tổng lưu lượng hàng năm của sông Mekong ước tính là 476 km khối (km3) nhưng Trung Quốc chỉ đóng góp vào 16%, thậm chí năm ngoái, nước này còn đóng góp ít hơn.

Tuy nhiên giới chức Trung Quốc luôn bác bỏ điều này và đổ cho hạn hán ở hạ lưu, từ  Vân Nam cho đến các quốc gia Đông Nam Á là do ảnh hưởng của El Nino, bất chấp các bằng chứng dữ liệu vạch ra mâu thuẫn của giới khoa học về việc giữ lại nguồn nước ở phía đầu nguồn, đồng thời kêu gọi nước này minh bạch hơn trong công bố các số liệu liên quan.

Ông Eyler cho biết, thông thường thì lượng nước từ Mekong đổ vào Biển Hồ (Tonle Sap) của Campuchia, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á kéo dài năm tháng, nhưng năm ngoái đã rút ngắn chỉ còn năm tuần do không có nước. Nếu không có sự can thiệp thì chu kỳ của sông Mekong sẽ vẫn là năm tháng mùa mưa và bảy tháng mùa khô.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm