| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao văn hóa uống và xây dựng trách nhiệm với cộng đồng

Thứ Năm 29/06/2023 , 14:32 (GMT+7)

Uống rượu, bia đúng cách, có trách nhiệm được các đại biểu dự Hội thảo 'Văn hóa uống và trách nhiệm với cộng đồng' xem là một nét văn hóa, gắn liền với cộng đồng.

Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Tổng biên tập Tạp chí Đồ uống Việt Nam tặng hoa cho các đại biểu tham dự hội thảo. 

Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Tổng biên tập Tạp chí Đồ uống Việt Nam tặng hoa cho các đại biểu tham dự hội thảo. 

Sáng 29/6, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Văn hóa uống và trách nhiệm với cộng đồng".

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Chương, Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam cho biết, rượu, bia là thức uống lâu đời, gắn liền với đời sống xã hội của người dân. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nâng tầm việc thưởng thức các loại đồ uống này trở thành một nét văn hóa, thu hút đông đảo bạn bè quốc tế.

Không chỉ cung cấp thông tin về hoạt động của ngành, của doanh nghiệp, tạp chí còn truyền thông một cách tích cực hơn nữa về văn hóa uống - uống có trách nhiệm. Ngoài ra, tạp chí đã tổ chức thành công Cuộc thi viết “Văn hóa uống - Uống có trách nhiệm” năm 2021; Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” và năm 2023 đang phát động Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững, hưởng ứng kinh tế tuần hoàn”.

Các cuộc thi đã lan tỏa tới cộng đồng về một hình ảnh đẹp của ngành đồ uống Việt Nam, luôn có trách nhiệm với cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ngày nay, ngành bia - rượu - nước giải khát Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật, đóng góp khoảng 60 nghìn tỉ đồng vào ngân sách hàng năm, giải quyết trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động. Đồ uống nói chung và đồ uống có cồn nói riêng là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, vừa mang tính thiết yếu, vừa gắn liền với những đặc trưng văn hóa.

Đồng thời, ngành đồ uống thúc đẩy nhiều lĩnh vực khác trong chuỗi cung ứng, bao gồm nông nghiệp, kho vận, cơ khí, hóa sinh, bao bì, dịch vụ. Đặc biệt, trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Covid-19, ngành là nhân tố quan trọng để phục hồi và phát triển dịch vụ du lịch. Các doanh nghiệp tiêu biểu thuộc ngành đều quan tâm đến hoạt động vì cộng đồng, phát triển bền vững.

Cùng với đó, hoạt động tuyên truyền uống có trách nhiệm; tái sử dụng hoặc tái chế gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm, giảm phát thải khí nhà kính... được quan tâm, đầu tư.

Các chuyên gia dự hội thảo đều thống nhất, rằng cần nâng cao văn hóa uống khi sử dụng rượu, bia.

Các chuyên gia dự hội thảo đều thống nhất, rằng cần nâng cao văn hóa uống khi sử dụng rượu, bia.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, nguyên Đại biểu Quốc hội 4 khóa, nhấn mạnh: Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, văn hóa uống cũng rất quan trọng. Vấn đề này thậm chí từng được đưa ra thảo luận tại Quốc hội, nhằm kiểm soát, nâng cao văn hóa uống, xây dựng trách nhiệm tới người tiêu dùng, góp phần thay đổi hành vi, tránh lạm dụng, chấp hành tốt quy định “đã uống rượu, bia thì không lái xe”, hạn chế được tình trạng tai nạn giao thông và các hệ lụy trong gia đình, xã hội.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA cho rằng, xây dựng văn hóa uống có trách nhiệm còn là một cách thức giúp quảng bá, nâng cao hình ảnh quốc gia.

Lấy ví dụ về chuyện Thủ tướng Australia quảng bá về ngành công nghiệp sản xuất malt đại mạch và các nguyên liệu sản xuất khi thưởng thức bia hơi tại Hà Nội, ông Việt tin đã tới lúc xã hội thay đổi định kiến về những hình ảnh từ thói quen uống quá đà của một số ít người dân khi nhắc tới văn hóa uống của người Việt.

Hiện các nhà máy sản xuất, kinh doanh ngành đồ uống được phân bố tại 51 tỉnh, thành phố trên cả nước và đóng góp cho ngân sách địa phương rất lớn. Tiêu biểu, theo thống kê của Tổng cục Thuế năm 2018, ngành đóng góp khoảng 23 nghìn tỉ đồng cho TP.HCM và gần 5 nghìn tỉ cho Hà Nội.

Sau Covid-19, toàn ngành chịu ảnh hưởng nặng nề. Doanh thu năm 2020 của ngành đồ uống giảm 16% so với năm 2019, kéo theo lợi nhuận giảm khoảng 20%. Trong điều kiện bình thường mới, ngành cũng vấp một loạt thách thức như đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu tăng phi mã (giá malt tăng 50%, giá bột trợ lọc tăng 60%, giá nắp chai tăng 35%...)

Trên cơ sở đó, thay mặt ngành đồ uống, Chủ tịch Nguyễn Văn Việt kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thêm sự hỗ trợ và cho thêm thời gian để phục hồi. Cụ thể, giữ ổn định mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt trong giai đoạn phục hồi, quản lý chặt chẽ rượu phi chính thức.

Bày tỏ hy vọng ngành đồ uống sớm tiếp tục duy trì đà phát triển, nhà thơ Hồng Thanh Quang chia sẻ về quá trình tự điều chỉnh của bản thân trong văn hóa uống. Theo đó, ông giờ chỉ uống trong những dịp quan trọng và không vượt quá "độ" của mình.

"Bữa tiệc chỉ thật sự vui khi mỗi người đều biết đến điểm dừng và lựa theo khả năng của mình. Uống rượu, bia để 'đưa' chuyện, chứ không nên trở thành mục đích chính của bữa tiệc", ông Quang bày tỏ.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cứu hộ vượn đen má hung cực kỳ quý hiếm

Vườn quốc gia Cúc Phương vừa cứu hộ an toàn 1 cá thể vượn cực kỳ quý hiếm từ người dân tại Hải Phòng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.