| Hotline: 0983.970.780

Nâng vai trò hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang

Chủ Nhật 06/02/2022 , 06:51 (GMT+7)

An Giang Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) đang phát huy tốt vai trò kinh tế tập thể, là cầu nối quan trọng liên kết đầu vào, đầu ra, giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Các HTX có vai trò tích cực trong việc vận động nông dân, tổ chức thực hiện hợp đồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các HTX có vai trò tích cực trong việc vận động nông dân, tổ chức thực hiện hợp đồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cầu nối nông dân – doanh nghiệp

Trong khi diện tích “Cánh đồng lớn” (CĐL) ở nhiều tỉnh ĐBSCL sụt giảm thì An Giang vẫn duy trì và phát triển tốt mô hình này. Ông Nguyễn Sĩ Lâm Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang tự hào cho biết: Năm 2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19 gây không ít khó khăn nhưng đối với ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng. Riêng đối với mặt hàng lúa gạo, trong năm 2021 đã có hàng chục DN lớn đến An Giang ký hợp đồng tiêu thụ lúa, nếp trên địa bàn với diện tích trên 50.000ha, giúp nông dân yên tâm sản xuất. Kết quả này có được nhờ sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, DN, HTX, THT và nông dân. Trong đó, HTX, THT đóng vai trò quan trọng.

Đặc biệt, trong năm 2021 được sự hỗ trợ của UBND tỉnh An Giang, các DN đã triển khai liên kết sản xuất thông qua 30 HTX và 20 THT. Các HTX, THT có vai trò tích cực trong việc vận động nông dân, tổ chức thực hiện hợp đồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Còn các ngành của tỉnh thường xuyên tạo điều kiện hỗ trợ DN gắn kết với các HTX hiện có và thành lập mới HTX theo nhu cầu của DN, nhằm xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với HTX nông nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cùng Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang thăm một HTX trồng xoài ở huyện Tri Tôn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cùng Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang thăm một HTX trồng xoài ở huyện Tri Tôn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2021, ngành nông nghiệp An Giang luôn đẩy mạnh hỗ trợ các DN triển khai liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo và cây ăn trái, song song đó vận động và hỗ trợ thành lập mới nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nâng tổng số HTX nông nghiệp toàn tỉnh hiện nay lên gần 200 HTX.

Trong đó, có hơn 20 HTX được thành lập mới với sự tham gia góp vốn và nhân sự điều hành từ phía Tập đoàn Lôc Trời. Khi thưc hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, nếp với DN, bên cạnh được cung ứng giống, vật tư đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, nông dân tham gia HTX còn được bảo đảm đầu ra với giá bán lúa từ bằng đến cao hơn thị trường 50-200 đồng/kg. Riêng một số giống lúa, DN cam kết thu mua với giá cố định, giúp nông dân tính toán trước được lợi nhuận, yên tâm sản xuất.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, thời gian qua, số HTX, THT trên địa bàn An Giang tăng cả về số lượng và chất lượng. Một số DN đã có ý tưởng mới, tâm huyết đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cũng như tham gia thành lập HTX. Đây là điều kiện, tiền đề quan trọng để định hướng phát triển HTX trên địa bàn An Giang.

Hiện tại toàn tỉnh An Giang có gần 200 HTX đang hoạt động rất hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện tại toàn tỉnh An Giang có gần 200 HTX đang hoạt động rất hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để khắc phục khuyết điểm và tiếp tục phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, phấn đấu phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn tỉnh, cần định hướng phát triển HTX, THT theo hướng phát triển nhóm cùng mục tiêu, cùng sở thích, cùng chí hướng, cùng đam mê… nhằm đảm bảo HTX phải là đại diện, phải đem lại lợi ích thiết thực và cao nhất cho người nông dân.

HTX, THT thúc đẩy phát triển 6 ngành hàng chủ lực của tỉnh

Để phát triển HTX, THT nông nghiệp theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu nền nông nghiệp hiện đại. Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 3/12/2021 của UBND tỉnh về phát triển HTX, THT gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025.

Trước nhất đưa ra mục tiệu chung là chuyển đổi và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy về kinh tế nông nghiệp. Phát triển các HTX, THT nông nghiệp gắn với tổ chức sản xuất cho 6 ngành hàng chủ lực của tỉnh là lúa gạo (nếp), rau màu, cá tra, xoài, heo, bò và các sản phẩm tiềm năng khác theo xu thế liên kết của các DN.

An Giang đang xây dựng hệ sinh thái HTX, gồm: hệ sinh thái lúa gạo, hệ sinh thái cá tra, hệ sinh thái xoài, hệ sinh thái bò sữa, hệ sinh thái heo…Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đang xây dựng hệ sinh thái HTX, gồm: hệ sinh thái lúa gạo, hệ sinh thái cá tra, hệ sinh thái xoài, hệ sinh thái bò sữa, hệ sinh thái heo…Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Lâm, trong thời gian tới để HTX, THT phát triển mạnh và bền vững cần phải đổi mới cả về phương thức và hình thức hoạt động của các HTX, THT theo hướng hiện đại, hiệu quả. Đồng thời xóa bỏ tư duy bao cấp, lạc hậu, luôn xây dựng và phát triển các sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị giữa HTX, THT và DN thành các thương hiệu nông sản tiêu biểu, đặc sản đặc trưng của địa phương (sản phẩm OCOP).

Bên cạnh đó phát triển mối quan hệ sản xuất hài hòa, khắng khít, đôi bên cùng có lợi giữa HTX, THT và DN, trong đó HTX nông nghiệp trở thành chủ thể trung tâm của tổ chức sản xuất tại địa phương. Còn THT là đầu mối gắn kết các nông hộ sản xuất trong vùng, khu vực, là nguồn chính để hình thành các HTX mới. Từ đó giúp DN trở thành “đầu tàu” quan trọng trong chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực, cùng đồng hành và chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với HTX, THT.

Hiện nay Sở NN-PTNT An Giang chủ trì, phối hợp với Liên minh HTX tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng hệ sinh thái HTX, gồm: hệ sinh thái lúa gạo, hệ sinh thái cá tra, hệ sinh thái xoài, hệ sinh thái bò sữa, hệ sinh thái heo, hệ sinh thái cửa hàng tiện lợi (bách hóa xanh, nông sản an toàn, OCOP…).

Để HTX, THT phát triển mạnh và bền vững cần phải đổi mới cả về phương thức và hình thức hiện đại nhưng phải mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để HTX, THT phát triển mạnh và bền vững cần phải đổi mới cả về phương thức và hình thức hiện đại nhưng phải mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để phát triển thành công các hệ sinh thái, cần thực hiện những bước đi cụ thể. Trước hết, mỗi hệ sinh thái phải xây dựng 1 đề án phát triển riêng, trong đó có sự tham gia của DN xuất khẩu, DN cung ứng vật tư đầu vào, ngân hàng, quỹ tín dụng, nhà khoa học, nhà quản lý, HTX, nông dân, người tiêu dùng… và có dự toán kinh phí thực hiện đề án.

Cùng với đó, xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho cán bộ HTX, nông dân như đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách, lương, thưởng… trong từng hệ sinh thái. Trong chương trình phát triển HTX, cần xây dựng theo hướng liên kết các HTX có cùng nhóm mục tiêu về mua chung, bán chung cùng sản phẩm. DN đầu mối đặt hàng chung sản phẩm đầu ra của HTX, tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, bao bì.

Dự kiến, An Giang sẽ thành lập lại quỹ hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn An Giang (chủ yếu bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh vốn vay của HTX) để hỗ trợ cho HTX phát triển, bao gồm cả việc hỗ trợ HTX trong hệ sinh thái HTX. Đồng thời, xây dựng hành lang pháp lý về Quỹ tín dụng nội bộ HTX, liên kết với quỹ tín dụng hoặc HTX tự cung cấp dịch vụ tín dụng cho xã viên.

  • Tags:
Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất