| Hotline: 0983.970.780

Người giữ hồn Tết miền Tây giữa lòng Sài Gòn

Thứ Sáu 16/02/2024 , 09:03 (GMT+7)

Miền Tây, nơi hội tụ nhiều món ăn dân dã và lẩu Cù Lao, món ăn huyền thoại vùng sông nước đã được anh Út Thảo tái hiện giữa lòng TP.HCM ngày Tết.

TP.HCM là một trong những đô thị sôi động, thu hút lượng lớn người lao động đến lập nghiệp, nhất là người miền Tây. Năm 2023 được đánh dấu một năm đầy khó khăn của các doanh nghiệp kéo theo khó khăn chung của hầu hết người lao động, và không ít người buộc phải ở lại TP.HCM ăn Tết.

Để cộng đồng người miền Tây có một cái Tết thật ấm cúng, anh Lê Quang Thảo, tên gọi thân mật Út Thảo đã không ngần ngại dành một khoản tiền không nhỏ để mở quán lẩu miền Tây xưa nhằm tạo không gian cho bà con được đón Tết trọn vẹn theo văn hóa người Tây Nam bộ giữa lòng Sài Gòn.

Quán lẩu miền Tây xưa giữa lòng thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: Trần Trung.

Quán lẩu miền Tây xưa giữa lòng thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: Trần Trung.

Dáng người nhỏ nhắn, thân thiện và nhiệt tình, anh Út Thảo cho biết: Anh vốn quê gốc ở Vĩnh Long lên Sài Gòn (TP.HCM) lập nghiệp vào những năm 1998. Anh từng là kỹ sư ngành điện tử, từng giữ chức trưởng phòng một công ty nước ngoài với mức lương đáng mơ ước. Song sau cú sốc khủng hoảng kinh tế 2008 khiến cuộc sống anh sang trang.

Sau nhiều năm bôn ba chốn Sài Thành, anh thấu hiểu nỗi vất vả bà con xa quê thiếu Tết. Sau khi có duyên với nghề bán hàng ăn và khá lên từ đây, anh nghĩ ngay đến việc xây dựng quán chuyên phục vụ các món truyền thống của miền Tây để phục vụ bà con nơi đất khách.

Người dân miền Tây tha hương được thưởng thức món lẩu quê hương ngay tại Sài Gòn. Ảnh: Trần Trung.

Người dân miền Tây tha hương được thưởng thức món lẩu quê hương ngay tại Sài Gòn. Ảnh: Trần Trung.

Quán lẩu mộc mạc tọa lạc tại đường Khổng Tử, phường Bình Thọ, trung tâm của thành phố Thủ Đức. Qua quan sát, quán có phong cách đặc sệt miền Tây giữa lòng phố thị. Bước chân vào quán, đập vào mắt chúng tôi là những nông ngư cụ truyền thống từ cái cày, cái lợp bắt tép, cối xay thóc cho đến tấm phản để nằm, bàn ghế, ngọn đèn dầu….  tái hiện đời sống văn hoá sông nước của người miền Tây xưa.

Nồi nấu lẩu Cù Lao thiết kế đặc biệt và sử dụng than để nấu thay vì gas để tạo hương vị đặc trưng. Ảnh: Trần Phi.

Nồi nấu lẩu Cù Lao thiết kế đặc biệt và sử dụng than để nấu thay vì gas để tạo hương vị đặc trưng. Ảnh: Trần Phi.

Đang tất bật mang mớ bông điên điển vừa được nhân viên quán về tận Vĩnh Long, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và cũng là quê hương của Út Thảo để đưa vào bếp chế biến thành món lẩu Cù Lao, anh Út Thảo không ngần ngại chia sẻ: Thiên nhiên ngày càng mang lại cho vùng đất miền Tây trù phú, rộng lớn và nổi tiếng giàu có về những sản vật. Con người miền Tây rất quý mến bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. Điều này chủ yếu bởi họ đến từ những nơi khác, xa gốc gác và không có nhiều người thân ở gần.

Vì thế, họ hiểu và luôn thông cảm cho nhau vì “mọi người đều chung số phận” và luôn sát cánh với nhau cho dù cuộc sống khó khăn thế nào, khi có bạn bè hay khách đến thăm, họ vẫn cố gắng đãi bạn, đãi khách tươm tất và món lẩu Cù Lao là chất chứa ý nghĩa đó.

Nguyên vật liệu để nấu lẩu được lấy từ nguồn thực phẩm sạch tại miền Tây đảm bảo tươi ngon, giữ nguyên hương vị. Ảnh: Trần Phi.

Nguyên vật liệu để nấu lẩu được lấy từ nguồn thực phẩm sạch tại miền Tây đảm bảo tươi ngon, giữ nguyên hương vị. Ảnh: Trần Phi.

Theo đó, nguyên liệu trong nồi lẩu Cù Lao được chọn lựa kỹ lưỡng và tươi ngon trước khi sơ chế, có gan, tim heo, mề gà (vịt), thịt băm cuốn bắp cải, tôm, mực. Ở Vĩnh Long có một loài cá được mệnh danh “thiều ngư” chỉ xuất hiện vào trước và sau Tết Nguyên đán, đó là cá cháy khiến nổi lầu thêm chất chứa tình quê. Ngoài phần thịt, lẩu Cù Lao cũng có thêm rau củ như súp lơ, bắp cải, nấm rơm, bông điên điển... tạo ra hương vị đặc trưng.

“Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng đất trù phú Vĩnh Long nói riêng được bồi đắp bởi hai con sông lớn nhất là sông Tiền và sông Hậu. Nguồn nước dồi dào ngày ngày nuôi dưỡng nên biết bao thức ngon quả ngọt cho miệt thứ này. Ngày trước, mỗi lần quê có đám tiệc, tôi đều thấy trên bàn lúc nào cũng có một nồi lẩu Cù Lao. Tuy là món ăn dân dã nhưng nó mang lại hương vị độc đáo lạ miệng và thơm ngon cực hấp dẫn.

Thực khách phấn khích khi thưởng thức món lẩu Cù Lao. Ảnh: Trần Trung.

Thực khách phấn khích khi thưởng thức món lẩu Cù Lao. Ảnh: Trần Trung.

Từ đó, lẩu Cù Lao đã trở thành một nét chấm phá trong văn hóa ẩm thực của người dân miền Tây Nam bộ trong nhiều dịp trọng đại như lễ cưới hỏi, đám giỗ, lễ Tết. Có lẽ bởi hình dáng của nồi nấu lẩu Cù Lao thiết kế đốt than chính giữa, giống như một vùng đất nổi lên giữa bốn bề sông nước mà nó có cái tên lạ lẫm như thế và thể hiện sự sáng tạo của người dân, hình thành nên món ăn mang đậm dấu ấn bản địa, không thể nhầm lẫn”, anh Út Thảo nói.

Theo các thực khách tại quán, đối với người miền Tây, ngày Tết là để nghỉ ngơi nên thường dành thời gian và tiền bạc tích lũy được trong năm để đi du lịch, khám phá đây đó với người thân và bạn bè. Mùng 1, mùng 2, mùng 3 là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Tuy nhiên, 2023 đánh dấu là năm khó khăn, không phải ai cũng có điều kiện để về quê đón Tết, được thưởng thức Tết quê ngay đất Sài Gòn là niềm động viên khích lệ không nhỏ để họ phấn đấu một năm 2024 với một tâm thế vui tươi và phấn khởi.

Sau khi thưởng thức món lẩu, Mỹ Tuyền (bìa phải) cùng gia đình check-in ngay tại quán lẩu miền Tây xưa. Ảnh: Trần Phi.

Sau khi thưởng thức món lẩu, Mỹ Tuyền (bìa phải) cùng gia đình check-in ngay tại quán lẩu miền Tây xưa. Ảnh: Trần Phi.

Đây là lần thứ 3 trở lại quán miền Tây xưa để thưởng thức món lẩu Cù Lao, bạn Lê Đỗ Mỹ Tuyền, quê Vĩnh Long phấn khích cho biết, lý do để khiến Tuyền quay lại quán này bởi nơi đây có không gian rất là đẹp, các ngư cụ chỉ có trong chuyện kể của cha mẹ đều được quán bài trí công phu giúp Tuyền cảm nhận nét văn hoá người miền Tây xưa. “Đặc biệt, món lẩu Cù Lao ở đây rất ngon và hợp khẩu vị, Tết này tôi dự định mời thêm nhiều bạn bè đến thưởng thức để đỡ nhớ quê nhà”, Tuyền nói.

Chung cảm xúc, bạn Lê Thị Ngọc Tiên, quê Trà Vinh lần đầu tiên đến quán cho biết thêm, từ ngày xa quê lên TP.HCM làm công nhân may đã hơn 10 năm, do kinh tế khó khăn, số lần Tiên về quê chỉ đếm trên đầu ngón tay. Năm nay, là năm thứ 3 Tiên ở lại làm xuyên Tết. Nhờ có quán Miền Tây xưa, Tiên đã thưởng thức món ăn với hương vị quê nhà cùng với các bạn đồng hương ngay tại Sài Gòn, qua đó giúp Tiên bớt nỗi buồn xa xứ.

Ngoài món lẩu, bánh xèo Vĩnh Long mang đậm chất miền Tây cũng được nhiều thực khách lựa chọn. Ảnh. Trần Trung.

Ngoài món lẩu, bánh xèo Vĩnh Long mang đậm chất miền Tây cũng được nhiều thực khách lựa chọn. Ảnh. Trần Trung.

Bên cạnh món lẩu huyền thoại, khi đến với quán lẩu Miền Tây xưa, thực khách còn được thưởng thức các món đậm chất Vĩnh Long nói riêng, miền Tây nói chung như cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù,... và không kém phần hấp dẫn và ấn tượng là món bánh xèo, món ăn khá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Thế nhưng, bánh xèo hến chắc hẳn chỉ có Vĩnh Long mới có. Những con hến được đãi từ dưới sông, rửa sạch, đem xào với hành tây. Khi đổ bánh xèo, chỉ cần cho bột vào chảo, rắc hến lên cho đến khi bánh vàng giòn là xong. Khi thưởng thức cùng với rau rừng thu hái từ sông, bánh tráng và nước mắm thì không gì có thể tả nổi.

“Lẩu cù lao và các món ăn dân dã tại quán Miền Tây xưa là món ngon không thể thiếu trong đám tiệc cũng như trong dịp Tết của người dân miền Tây. Tuy đặc biệt như vậy, món lẩu Cù Lao tại quán chúng tôi giá khá mềm, chỉ cần bỏ ra 150 ngàn đồng là có một nồi lẩu dành cho 4 người ăn không hết. Đối với thực khách là người miền Tây, tôi chỉ lấy 109 ngàn, thậm chí những đối tượng công nhân, người lao động khó khăn tôi chỉ lấy tiền nguyên liệu để ai cũng có thể được thưởng thức và hơn hết là có một cái Tết đoàn viên ngay tại Sài Thành”, anh Út Thảo cho biết.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm