| Hotline: 0983.970.780

Nhiều cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV không có trong danh mục sử dụng

Thứ Tư 18/05/2022 , 08:15 (GMT+7)

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đã phát hiện cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.

Nhiều cơ sở buôn bán phân bón, thuốc BVTV vi phạm

Mới đây Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bình Thuận đã có kết luận thanh tra các cơ sở buôn bán phân bón, thuốc BVTV và giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Bình Thuận có nhiều cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV. Ảnh minh họa.

Tỉnh Bình Thuận có nhiều cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV. Ảnh minh họa.

Theo đó,  qua thanh tra 43 cơ sở buôn bán phân bón, thuốc BVTV và giống cây trồng tại huyện Hàm Thuận Nam và La Gi, cùng với đó lấy 9 mẫu phân bón và 11 mẫu thuốc BVTV để phân tích.

Kết quả, đã phát hiện 18 cơ sở vi phạm (Hàm Thuận Nam 15 cơ sở và TX La Gi 3 cơ sở) với hành vi như: buôn bán phân bón không có quyết định lưu hành tại Việt Nam; buôn bán phân bón, thuốc BVTV ghi không đúng nội dung bắt buộc trên nhãn; buôn bán thuốc BVTV không có tên trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; buôn bán thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng; buôn bán thuốc BVTV có hình ảnh, chữ viết ghi không đúng sự thật về hàng hóa; buôn bán phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng…

Cụ thể như tại cơ sở Hoàng Quân, ở khu phố 4, phường Tân Thiện, TX La Gi, đoàn thanh tra phát hiện buôn bán các sản phẩm như phân LH10 (500ml/chai, ngày sản xuất 25/1/2021 có dòng chữ siêu đậu trái-trái lớn bóng đẹp trái) hay phân LH10 (500ml/chai, ngày sản xuất 17/1/2022 có dòng chữ “ngăn ngừa thối củ-sượng củ) và phân LH11 (500ml/chai, không có ngày sản xuất với dòng chữ nở bụi to quả, chắc hạt) hay phân LH11 (500ml/chai, ngày sản xuất 3/1/2022 có dòng chữ “siêu lấy nhụy-siêu đậu trái xoài” đều không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Các sản phẩm trên đều do Công ty TNHH Long Hiệp sản xuất.

Cơ sở Huỳnh Hương, ở thôn Phú Sung, xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam buôn bán sản phẩm do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu USP phân phối như phân King Fulvic (40 g/gói, ngày sản xuất 20/4/2021) không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Tương tự, cơ sở Mỹ Hằng, ở thôn Hiệp Hòa, xã Tân Hải, TX La Gi bán sản phẩm phân bón vi lượng DN07 (10kg/bao, ngày sản xuất 19/11/2020) do Công ty TNHH Công nghệ sinh học Đại Nghĩa sản xuất không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Bên cạnh phân bón, đoàn thanh tra phát hiện 2 cơ sở buôn bán thuốc BVTV không có tên trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể tại cơ sở phân bón Tân Thuận, thôn Hiệp Hòa, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam bán thuốc Carbendazim 600 SC (chứa hoạt chất Carbendazim, loạt 1 lít/chai do Công ty Honbor Industrial phân phối). Cơ sở Cảnh Tư, thôn Văn Phong, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam kinh doanh thuốc Tasodan 12GR (chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl, loại 2kg/gói) do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Thanh Sơn Hóa Nông phân phối).

Phát hiện thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng

Đáng chú ý trong đợt kiểm tra này, cơ quan chức năng phát hiện 2 cơ sơ buôn bán thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng.

Đoàn thanh tra đã có kết luận phát hiện thuốc BVTV kém chất lượng.

Đoàn thanh tra đã có kết luận phát hiện thuốc BVTV kém chất lượng.

Cụ thể, cơ sở Võ Đức Toàn, thôn Hiệp Hòa, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam và cơ sở Kỹ Sư Gác, ở thôn Hiệp Hòa, xã Tân Hải, TX La Gi đều buôn bán thuốc BVTV Tadashi 700WP (100 g/gói, ngày sản xuất 5/6/2021) do Công ty CP Nông nghiệp HP sản xuất.

Bên cạnh đó, cơ sở Mỹ Hằng, ở thôn Hiệp Hòa, xã Tân Hải, TX La Gi buôn bán phân bón NPK 20-20-15 +TE PTP (40kg/bao, ngày sản xuất 1/12/2022) có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

Ngoài ra nhiều cơ sở bán thuốc trên nhãn có thông tin không đúng sự thật về hàng hóa và ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Chẳng hạn như tại cơ sở Hoàng Nghi, thôn Minh Tiến, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam buôn bán thuốc Byphan 800 WP (1 kg/gói, ngày sản xuất 7/6/2021) do Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Nam phân phối và cơ sở Hai Lê, thôn Minh Thành, xã Hàm Minh, Hàm Thuận Nam buôn bán sản phẩm phân bón Pacloando của Công ty TNHH Thuốc BVTV Thiên Bình.

Ngoài ra, nhiều cơ sở buôn bán sản phẩm trên nhãn có thông tin không đúng sự thật về hàng hóa đó. Như tại cơ sở Hoàng Nghi buôn bán phân bón Oro Multi (20ml/gói, ngày sản xuất 3/5/3021) do Công ty CP Nông nghiệp Rồng Việt phân phối); cơ sở Huỳnh Hương, ở thôn Phú Sung, xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam buôn bán thuốc Byphan 800 WP có các dòng chữ “Mancozeb xanh, sạch bệnh-xanh cây” hay Mancozeb, sạch bệnh, xanh cây; cơ sở Hồng Tuyến, thôn Minh Hòa, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam buôn bán thuốc Unizenbando 800 WP (1 kg/gói, ngày sản xuất 30/4/2021) do Công ty TNHH Hóa sinh Tầm nhìn Nông nghiệp phân phối).

Còn cơ sở Dung Tự buôn bán thuốc Hlix 500 WP (100 g/gói, ngày sản xuất 28/10/2021) do Công ty CP Ninh Quang Group phân phối) trên nhãn có thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó.

Với những vi phạm của của các cơ sở, đợt này cơ quan chức năng đã lập 21 biên bản vi phạm hành chính, cùng với đó đã ban hành 21 quyết định xử phạt, với tổng số tiền gần 67 triệu đồng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.