| Hotline: 0983.970.780

Nhiều hồ chứa ở Ninh Thuận xuống mực nước chết

Thứ Tư 03/04/2024 , 16:02 (GMT+7)

Dự kiến trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có hàng chục hồ chứa không thể cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ hè thu tới.

Nguy cơ thiếu nước hiển hiện

Theo dự báo, từ tháng 3 - 5/2024, trên địa bàn Ninh Thuận sẽ rất vắng mưa. Từ cuối tháng 3 và tháng 5/2024, mực nước các sông, suối trên địa bàn Ninh Thuận ít biến đổi, lượng dòng chảy phổ biến thấp hơn đến xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Hồ Sông Biêu có dung tích thiết kế 23,8 triệu m3 nước nhưng nay chỉ còn 1,7 triệu m3, không thể cấp nước tưới vụ hè thu. Ảnh: PC.

Hồ Sông Biêu có dung tích thiết kế 23,8 triệu m3 nước nhưng nay chỉ còn 1,7 triệu m3, không thể cấp nước tưới vụ hè thu. Ảnh: PC.

Ông Lê Phạm Hòa Bình, Giám đốc Công ty TNHH MTV KTCTTL Ninh Thuận cho biết, hiện nay đơn vị quản lý 23 hồ thủy lợi với tổng dung tích thiết kế là 417,7 triệu m3 nước. Tuy nhiên do mùa mưa năm trước ít nên đến nay lượng nước trong các hồ chứa còn lại 201 triệu m3, trong đó hồ Sông Cái có dung tích 219,8 triệu m3, hiện còn 101 triệu m3.

Bên cạnh đó hồ thủy điện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) phát điện qua Nhà máy Thủy điện Đa Nhim và cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới cho tỉnh Ninh Thuận qua hệ thống thủy lợi Đa Nhim - Lâm Cấm có dung tích 165 triệu m3 nước, hiện còn 114 triệu m3.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết, căn cứ vào lượng nước hiện có trong các hồ chứa, thời gian tới nếu không có mưa sẽ tác động đến môi trường, cuộc sống của người dân và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ hiển hiện, đặc biệt tại những nơi nằm ngoài vùng cấp nước của công trình thủy lợi. Những địa phương cảnh báo nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước là các huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam.

Trong khi đó, theo kế hoạch, vụ hè thu năm 2024 Ninh Thuận sẽ cấp nước sinh hoạt cho người dân khoảng 11,34 triệu m3; trong đó, nước hưởng lợi trực tiếp từ Nhà máy Thủy điện Đa Nhim là 9,47 triệu m3; nước cấp từ các hồ chứa trên địa bàn tỉnh là 1,45 triệu m3. Cấp nước uống cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh là 1,88 triệu m3; cấp nước cho dịch vụ, du lịch và công nghiệp là 2,51 triệu m3. Ngoài ra, Ninh Thuận còn phải cung cấp nước tưới cho chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp trong vụ hè thu.

Trong vụ đông xuân 2023 - 2024, sau khi cung cấp nước cho nông dân xuống giống thì một số hồ đã hạ thấp đến mực nước chết, ví như các hồ: CK7, Bầu Ngứ, Ông Kinh. Ngoài ra, một số hồ chứa như Phước Nhơn, Tân Giang, Suối Lớn, Sông Biêu, Lanh Ra, Bầu Zôn lượng nước chứa trong hồ có khả năng hạ thấp đến mực nước chết sau khi kết thúc vụ đông xuân.

Hồ CK 7 trên địa bàn huyện Thuận Nam đã hết nước. Ảnh: PC.

Hồ CK 7 trên địa bàn huyện Thuận Nam đã hết nước. Ảnh: PC.

Dựa trên tình hình thực tế, Sở NN-PTNT Ninh Thuận đề ra 2 phương án sản xuất trong phạm vi phục vụ của hệ thống thủy lợi. Phương án 1, diện tích sản xuất là 24.100 ha (lúa 13.063 ha; cây màu 7.988 ha; cây lâu năm 2622ha; thủy sản 425ha). Phương án 2, diện tích sản xuất là 25.227 ha (lúa 13.966 ha; cây màu 8.213 ha; cây lâu năm 2622 ha, thủy sản 425 ha).

“Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp đang tập trung hướng dẫn nông dân tổ chức gieo trồng theo lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa do Sở NN-PTNT Ninh Thuận ban hành. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra tình trạng gieo trồng tự phát, ngoài kế hoạch”, ông Đặng Kim Cương cho biết.

Lo nhất nước sinh hoạt và nước uống cho gia súc

Vấn đề đáng lo nhất của Ninh Thuận hiện nay là nước sinh hoạt cho người dân. Nếu trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh không có mưa, một số khu vực sẽ thiếu nước sinh hoạt. Sở NN-PTNT Ninh Thuận chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng phương án cấp nước cho từng nhà máy, cấp nước liên thông giữa các nhà máy với nhau.

Hồ Bàu Ngứ đã xuống mực nước chết. Ảnh: PC.

Hồ Bàu Ngứ đã xuống mực nước chết. Ảnh: PC.

Sở NN-PTNT Ninh Thuận đã chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và VSMTNT chuẩn bị đầy đủ vật tư, hoá chất, nhân lực nhằm khắc phục ngay các sự cố (nếu có). Thường xuyên tổ chức bảo dưỡng định kỳ thiết bị máy bơm; dự phòng thêm 1 số máy bơm ở các trạm để tăng công suất, bơm nước ở các hồ dưới mực nước chết. Chú trọng bảo dưỡng nhà máy nước thô kênh Nam, kênh Bắc; phối hợp các địa phương tuyên truyền động viên người dân lắp đặt đồng hồ nước vào nhà, sử dụng nước tiết kiệm, ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt. Đấu nối các công trình cấp nước tập trung để hỗ trợ nước thô, nước sạch khi cần thiết.

Chủ động xây dựng phương án chở nước phục vụ cho người dân thôn Tập Lá, xã Phước Chiến (huyện Thuận Bắc); thôn Cầu Gẫy, Vĩnh Hy xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) và xã Ma Nới (huyện Ninh Sơn); xã Phước Bình (huyện Huyện Bác Ái), vì nếu trong quý 2 và quý 3/2024 không có mưa thì các khu vực nói trên có khả năng thiếu nước sinh hoạt.

Ngành nông nghiệp của tỉnh cũng đang phối hợp với các địa phương thường xuyên xảy ra hạn hán thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là đàn gia súc có sừng như trâu, bò, dê, cừu. Tổ chức tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi gia súc có sừng chủ động nguồn nước uống như đào ao, hồ và khoan giếng để dự trữ nước.

Trong vụ hè thu tới, Ninh Thuận sẽ tiếp tục chuyển đổi mạnh sang cây trồng cạn sử dụng ít nước ở những vùng có nguy cơ thiếu nước tưới. Ảnh: PC.

Trong vụ hè thu tới, Ninh Thuận sẽ tiếp tục chuyển đổi mạnh sang cây trồng cạn sử dụng ít nước ở những vùng có nguy cơ thiếu nước tưới. Ảnh: PC.

Đồng thời dự trữ, bảo quản, chế biến các loại thức ăn tinh như cám gạo, bắp và thức ăn hỗn hợp… để làm thức ăn cho gia súc, nhằm hạn chế thấp nhất gia súc chết do suy dinh dưỡng vì thiếu thức ăn và nước uống.

Ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận cho biết: “Ngay từ đầu vụ đông xuân, ngành nông nghiệp đã nhận định năm 2024 trên địa bàn tỉnh có thể xuất hiện khô hạn, do vậy tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo chuyển đổi trồng lúa sang cây trồng khác nhằm tiết kiệm nước. Kết quả trong vụ đông xuân toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 900 ha. Còn vụ hè thu ngay trong tháng 3, Trung tâm Khuyến nông đã cử cán bộ về các địa phương nắm bắt tình hình chuyển đổi. Qua số liệu, đến nay các địa phương đã đăng ký chuyển đổi hơn 600ha. Việc chuyển đổi đất lúa sang cây trồng ngắn ngày như rau, đậu, đỗ… không những tiết kiệm nguồn nước mà còn đem lại hiệu quả kinh tế hơn sản xuất lúa”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm