| Hotline: 0983.970.780

Những chú lính 'hút vàng'

Thứ Sáu 30/06/2023 , 05:59 (GMT+7)

Hiểu rõ về lợi ích của ong mật giúp thụ phấn cây trồng, cải thiện môi trường sinh thái, tăng thu nhập nên nhà nông hiện nay rất 'cưng', tới đâu cũng được chào đón.

Đệ nhất nghề ong mật ở cù lao Long Hồ

Đến ấp Hoà Quý, xã Hoà Ninh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) hỏi thăm đường vô nhà ông Nguyễn Tri Phụng ai cũng biết bởi mô hình nuôi ong lấy mật rất nổi tiếng ở vùng này. Hiện gia đình ông Phụng đang sở hữu trên 400 thùng ong mật. Mô hình nuôi ong mật không còn xa lạ ở miền Tây, nhưng hiếm có gia đình nào có được đàn ong lớn và nhiều kinh nghiệm như gia đình ông Phụng.

Ông Nguyễn Tri Phụng ở ấp Hoà Quý, xã Hoà Ninh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) nuôi ong mật trên 10 năm. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Tri Phụng ở ấp Hoà Quý, xã Hoà Ninh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) nuôi ong mật trên 10 năm. Ảnh: Minh Đảm.

Bài liên quan

Kể về cơ duyên đến với nghề, ông Phụng cho biết, nghề nuôi ong mật ở xứ cù lao này có được do các chủ nuôi ở miền Đông Nam bộ truyền nghề. Ở cù lao 4 xã thuộc huyện Long Hồ cây trái xum xuê, cứ mỗi khi đến mùa hoa nhãn, hoa chôm chôm nở rộ, các chủ nuôi ong thường mang các thùng ong đến gửi vườn nhà dân để thu mật. Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng dân cù lao mến khách, nhiệt tình nên rất sẵn lòng. Những chủ nuôi thấy được sự tốt bụng của người dân địa phương nên cũng không giấu nghề, họ thuê người dân địa phương phụ quay lấy mật rồi dần dà truyền kinh nghiệm chăn nuôi.

Bài liên quan

Nuôi ong chú trọng vào nơi có nhiều cây có hoa nở. Khi hoa vừa đậu trái non, cũng là lúc đàn ong hết “nhiệm vụ”, chủ nuôi cũng sẽ di chuyển đàn ong đi tìm những cánh đồng mật ngọt mới. Có khi lên rừng tràm ở Long An. Có khi ra tận các vườn vải ở Bắc Giang… Ở đâu có hoa trái là ở đó có những chú thợ chăm chỉ tìm mật ngọt. Ông Phụng cũng từng theo chủ nuôi bôn ba các nơi để học nghề hết mấy năm ròng, có những lúc phải đi hàng tháng mới về nhà.

Tháng chạp, giáp Tết là lúc mùa hoa tràm nở rộ, dân nuôi ong như ông Phụng sẽ tìm về Long An để thả ong lấy mật. Mật tràm có màu xanh như màu nhớt. Mùi như mùi nước mắm, kho cá biển ăn rất ngon. Nói chung mật tràm ngon hơn mật hoa nhãn, chôm chôm nhưng dân miền Tây thích mật nhãn, không chịu mật tràm do không quen mùi.

Mỗi thùng ong có hàng nghìn con ong thợ, mỗi lần lấy mật được hơn 2 lít. Ảnh: Minh Đảm.

Mỗi thùng ong có hàng nghìn con ong thợ, mỗi lần lấy mật được hơn 2 lít. Ảnh: Minh Đảm.

Bài liên quan

“Hồi đó tui nuôi ong ở rừng tràm Tân Thạnh (Long An), sáng quay mật đến chiều là có nửa ống. Có đợt, 3 ngày quay mật một lần. Cả đời mới có một lần đó”, ông kể.

Theo ông Phụng, nghề nuôi ong mật cũng như bao nghề chăn nuôi khác, muốn thành công phải có sự yêu mến con ong, chăm chút nó từng li từng tí. Đàn ong số lượng lớn cũng thường hay mắc bệnh như thối trùng, tiêu chảy, chí… Chủ nuôi phải kịp thời phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, mật ong là sản phẩm xuất khẩu, được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế

Bài liên quan

giới nên người nuôi ong không được dùng kháng sinh trị bệnh hay tăng sức đề kháng cho ong. “Lúc trước cũng có trường hợp ong bị bệnh, người ta mua thuốc kháng sinh để tăng cường sức đề kháng của nó lên, vô tình không xuất khẩu được. Bởi họ kiểm tra hàm lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật cho ong”, ông Phụng cho biết.

Khi mùa hoa tàn mà chủ nuôi chưa di chuyển đàn ong đến điểm mới thì phải cho ong ăn thêm đường khô, bột đậu nành và không nên pha nước đường cho ong ăn. Vì khi đó, nước đường sẽ thấm vào ổ mật, làm cho mật không đạt chất lượng. Những con ong được cho ăn là ong tơ, mới nở chưa thể đi kiếm mồi nên cần được cho ăn dặm. Ngoài ra, những con ong thợ cũng cần ăn để tiết sữa nuôi con.

Các chủ nuôi ong thường mang ong 'chạy đồng' tìm mật. Ảnh: Minh Đảm.

Các chủ nuôi ong thường mang ong "chạy đồng" tìm mật. Ảnh: Minh Đảm.

Những chú lính "hút vàng"

Bài liên quan

Năm 2009, tích góp đủ vốn liếng, gia đình ông Phụng nuôi vài thùng để rút tỉa kinh nghiệm. Thấy mô hình hiệu quả, ông quyết định mở rộng quy mô đến hàng trăm thùng như hiện nay.

Dẫn chúng tôi dạo quanh một vòng khu vườn, ông Phụng không giấu diếm thuyết minh rất tận tình cách ong làm mật, chăm con… đến cách cho ong ăn, lấy mật ong. Ông cho hay, giống ong đang nuôi của gia đình là giống ong Ý, được nhập nội từ mấy chục năm trước. Giống ong này rất dễ nuôi, nó không bỏ đi như giống ong nội địa. Chúng làm mật rất tốt.

Bài liên quan

Mỗi thùng ong là một đàn có vài nghìn đến chục nghìn con ong thợ do một con ong chúa chỉ huy. Thùng ong được thiết kế từ 6 - 7 cầu (cầu là nơi tổ ong bám vào). Mùa hoa nở rộ, mỗi tuần chủ nuôi sẽ quay mật một lần, mỗi thùng ong cho gần 3 lít mật. Còn những khi hết mùa, đến 20 ngày hoặc một tháng chủ nuôi mới lấy mật một lần.

Mật ong được thương lái thu mua với giá từ 40.000 – 70.000 đồng/kg (0,7 lít) tuỳ thời điểm, tuy nhiên mức giá này rất rẻ so với mật ong rừng (có khi lên tới khoảng 1,4 triệu đồng/kg). Mô hình của ông Phụng cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nuôi ong chúa chuẩn bị tách đàn. Ảnh: Minh Đảm.

Nuôi ong chúa chuẩn bị tách đàn. Ảnh: Minh Đảm.

Bài liên quan

Lý giải về nguyên nhân giá mật ong nuôi rẻ, ông cho hay: Có hai yếu tố khiến mật ong nuôi giá rẻ, đó là sản lượng rất lớn và chất lượng không bằng mật ong tự nhiên do chứa nhiều nước hơn.

“Trong nhụy hoa vừa có mật vừa có nước, khi con ong lấy về nó sẽ dùng cánh quạt cho nước bốc hơi. Tuy nhiên, đối với ong nuôi thì chủ thấy đầy mật sẽ quay nên ong chưa kịp hong khô. Để tăng chất lượng mật, các doanh nghiệp sẽ dùng thiết bị tách lấy nước ra, mỗi kg mật sau khi tách nước khối lượng giảm đi còn khoảng 800g, khi đó chất lượng mật ong nuôi cũng không thua gì mật tự nhiên. Mật này cứ để trong chai 4 - 5 tháng vẫn sử dụng bình thường. Từ 6 tháng trở lên

Bài liên quan

nó hơi sậm màu”, ông Phụng nói.

Nuôi ong mật là mô hình sinh thái có rất nhiều lợi ích, ngoài mang lại kinh tế còn giúp cây trồng thụ phấn rất tốt, nhiều giống cây ăn trái có ong thụ phấn mới cho tỉ lệ đậu quả cao. Ông Phụng kể, vùng đất cù lao này nổi tiếng với cây chôm chôm. Ban đầu, người dân trồng chôm chôm Java, một loại chôm chôm râu dài trái to, thịt nhiều nước. Sau đó, có thêm giống chôm chôm đường trái nhỏ râu ngắn, thịt khô ráo, ăn ngon. Nhờ ong lấy mật, có nhiều đợt trái chôm chôm Java trái bắt đầu nhỏ lại, râu cũng ngắn đi, thịt khô ráo nên ăn ngon hơn.

Nuôi ong mật tại HTX Rau an toàn Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) để giúp thụ phấn cho cây trồng. Ảnh: Minh Đảm.

Nuôi ong mật tại HTX Rau an toàn Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) để giúp thụ phấn cho cây trồng. Ảnh: Minh Đảm.

Bài liên quan

Ngày nay, nông dân còn tận dụng những "chú lính" này thụ phấn cho cây trồng, nhất là các loại rau màu được trồng trong nhà lưới, nhà màng như dưa lưới, dưa leo, dưa hấu. Ở tỉnh Long An, nhiều nông dân trồng dưa hấu thường thuê ong để thụ phấn thay cho nhân công đang ngày càng đắt đỏ và khan hiếm.

Nhờ những lợi ích trên, ngày nay, nuôi ong không còn bị người dân phản ứng nữa, họ rất sẵn lòng tiếp đón những "vị khách đặc biệt" này. Ở cù lao 4 xã thuộc huyện Long Hồ hiện có khoảng 20 hộ dân chuyên nuôi ong và chục chủ nuôi ở các nơi về ký gửi để thu mật mỗi mùa hoa nở. Nghề nuôi ong ở đây đã phát triển hơn trước.

“Ngày xưa, người dân sợ ong phá hại hoa màu, gia súc nên người ta làm khó các chủ từ nơi khác đến gửi ong. Bây giờ bà con đã hiểu hết nên đến địa phương nào ở cũng dễ", ông Phụng cho biết.

Cù lao 4 xã còn là địa điểm du lịch rất nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long, nhiều du khách nước ngoài thường tìm đến đây để trải nghiệm cuộc sống yên ả, thanh bình miệt vườn sông nước. Ngoài trái cây thì thưởng thức mật ong tại vườn là điều rất tuyệt vời với du khách.

Dùng ong mật thụ phấn cho dưa lưới giúp tiết kiệm rất lớn công lao động. Ảnh: Minh Đảm.

Dùng ong mật thụ phấn cho dưa lưới giúp tiết kiệm rất lớn công lao động. Ảnh: Minh Đảm.

Những gia đình đặt thùng ong ven lộ thường được khách quốc tế ghé thăm. Nhiều lần gia đình ông Phụng đã tiếp đón khách nước ngoài để xem ong và ăn thử mật tại chỗ. Hiện nhiều khu du lịch cũng bày bán mật ong như là sản vật địa phương. “Nhớ nhất câu hỏi của một vị khách là mỗi ngày anh bị bao nhiêu mũi ong chích (đốt)”, ông Phụng cười nói.

Tại ĐBSCL, nghề nuôi ong mật ngày nay đã phát triển hơn. Từ vùng Sóc Trăng trở về Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, nghề nuôi ong được người dân rất yêu thích. Riêng tại Vĩnh Long, năm 2022, HTX Sản xuất và tiêu thụ mật ong công nghệ cao Vĩnh Long (thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít) được thành lập, đã đầu tư sản xuất, tạo liên kết từ đầu vào đến đầu ra. Trong đó, có nhiều thành viên tại vùng cù lao 4 xã huyện Long Hồ.

HTX Sản xuất rau màu an toàn Long Thuận, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) có diện tích sản xuất rau màu lớn với trên 160ha. Thời gian gần đây, HTX chú trọng nuôi thêm ong mật để thụ phấn cho rau màu của bà con địa phương.

Theo ông Dương Minh Sang, Giám đốc HTX, con ong giúp tiết kiệm chi phí thuốc BVTV từ 15 - 20%. Ngoài ra, khi HTX sản xuất dưa lưới, con ong còn làm nhiệm vụ thụ phấn, giúp tiết kiệm tiền công lao động do phải thuê 3 - 4 nhân công thụ phấn cho dưa lưới trong gần chục ngày.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.