| Hotline: 0983.970.780

Những chuyện 'động trời' ở dự án đường sắt đô thị TP.HCM

Thứ Năm 27/12/2018 , 06:01 (GMT+7)

Thiết kế độ dày tường vây dự án metro 2m nhưng chủ đầu tư yêu cầu điều chỉnh còn 1,5m. Trong khi đó, vốn đội lên hàng chục ngàn tỷ.

Giữa những “lùm xùm” của dự án, thì Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM bất ngờ xin nghỉ việc, còn 1 Phó ban khác “âm thầm” xuất ngoại không xin phép.

17-51-10_nh_1
Dự án metro số 1 ở TP.HCM hoàn thành hơn 50%, nhưng luôn đói vốn.


Sai phạm nghiêm trọng

Theo kết luận của thanh tra TP.HCM về việc thực hiện gói thầu CP1a (đoạn ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga Bến Thành) thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên), Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (BQLĐSĐT TP) đã có những sai sót và vi phạm rất nghiêm trọng khi thực hiện gói thầu trên như điều chỉnh thiết kế kỹ thuật mà nhưng chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, tường vây đường hầm tuyến metro số 1 bị điều chỉnh độ dày từ 2m xuống còn 1,5m.

Liên quan đến sai phạm, sáng 26/12, ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng BQLĐSĐT TP giải thích, việc thay đổi thiết kế tường vây đường hầm metro còn 1,5m giúp tiết kiệm 93 tỷ và rút ngắn thời gian thi công 5 tháng. “Điều này đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm soát, đối chứng rất chặt chẽ và được khẳng định trong Báo cáo Kiểm toán”, ông Quang khẳng định.

Ông Quang cho biết, trước khi về công tác tại BQLĐSĐT TP, ông đã có dịp nghiên cứu hồ sơ thiết kế tường vây của đoạn đường Lê Lợi, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của 20 năm công tác trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm, ông thấy có những bất hợp lý. Cụ thể, tường vây của toàn bộ tuyến Metro số 1 dày 1,5m, ngay cả khu vực gần Nhà hát thành phố, khách sạn Rex và sát với các tòa nhà thương mại xung quanh.

17-51-10_nh_2
Tường vây hầm metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bị điều chỉnh so với thiết kế.

Thế nhưng tại gói thầu CP1a (đoạn ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga Bến Thành) bỗng nhiên xuất hiện một đoạn 170m từ đường Pasteur đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tường vây lại được thiết kế dày 2m. “Điều này dẫn đến lãng phí ước tính khoảng 1 triệu USD (theo cách tính của đơn vị thi công trực tiếp). Tôi đã chủ động xin gặp lãnh đạo thành phố và nêu vấn đề thay đổi thiết kế tường vây từ 2m xuống còn 1,5m”, ông Quang nói.

Theo ông Quang, kết quả tính toán lại của tư vấn thì độ dày của đoạn tường vây trên giảm còn 1,5m, số lượng thanh thép chống đỡ tường vây cũng giảm đi nhưng chiều cao của các thanh thép cũng như mác thép cũng được tăng lên nhằm đảm bảo khả năng chịu lực của toàn bộ tường vây.

Việc thay đổi thiết kế này được ban đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra gồm Công ty Nippon Koei (Nhật Bản), Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Sao Việt và Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải Hà Nội (Bộ GT-VT) thẩm tra và có ý kiến thống nhất điều chỉnh.
 

Động thái lạ của một số cán bộ

Theo kế hoạch, vào 8 giờ 30 sáng 26/12, BQLĐSĐT TP sẽ tổ chức họp báo ở Hội trường Diên Hồng (số 29 Lê Quý Đôn, Q.3) để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của đơn vị này. Tuy nhiên, cuộc họp đã bị hoãn.

17-51-10_nh_3
Ông Lê Nguyễn Minh Quang, trưởng ban BQLĐSĐT TP vừa có đơn xin thôi việc (Ảnh: kỳ họp lần thứ 12 HĐND TP.HCM).

Trong chỉ thị chăm lo Tết Kỷ Hợi 2019, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu từ nay đến Tết, các cơ quan, đơn vị không đi công tác, tham quan, học tập ở nước ngoài, các trường hợp đặc biệt do Chủ tịch TP quyết định.

 Tuy nhiên mới đây, ông Hoàng Như Cương, Phó ban kiêm Bí thư Đảng ủy BQLĐSĐT TP, đã “âm thầm” xuất cảnh đi nước ngoài với lý do việc riêng khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép. Hiện TP đã phân công bà Vũ Minh Huyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó trưởng Ban phụ trách Đảng ủy Ban.

Ngoài ông Cương đi nước ngoài, 2 lãnh đạo khác của BQLĐSĐT TP có đơn xin thôi việc là ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban và ông Dương Hữu Hòa, Chủ tịch Công đoàn Ban, kiêm Giám đốc Ban Quản lý dự án số 1 (tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên), xin nghỉ việc để “đi chữa bệnh”. Nhưng 2 đơn này chưa được TP chấp thuận, nên cả 2 ông vẫn đang làm việc bình thường.

Được biết, ông Lê Nguyễn Minh Quang năm nay 52 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ xây dựng tại trường đào tạo kỹ sư Ecole Centrale Paris của Pháp, thạc sĩ quản trị hành chính công tại trường Quản lý công Lý Quang Diệu (Singapore) và trường hành chính công Kennedy (Đại học Harvard – Mỹ); TGĐ Công ty Bachy Soletanche của Pháp, một vị trí từ trước đến nay chủ yếu là người nước ngoài nắm giữ.

 Công ty này đang cùng phía Nhật Bản đảm nhiệm dự án tuyến metro đầu tiên của TP.HCM. Ông Quang được biết đến là một chuyên gia xử lý nền móng và công trình ngầm, từng đưa ra giải pháp táo bạo cứu nguy cho đập Dầu Tiếng. Ông Lê Nguyễn Minh Quang đảm nhiệm cương vị trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM từ tháng 6/2016, với thời hạn 5 năm.

Dư án metro đầu tiên của TP.HCM dài gần 20km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó 2,6km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17km trên cao (11 nhà ga). Hồi năm 2007, thành phố phê duyệt dự án Metro số 1 với tổng mức đầu tư gần 17.400 tỷ đồng.

Sau đó dự án, được chuyển giao cho Ban quản lý đường sắt đô thị làm chủ đầu tư. Đơn vị này chọn nhà thầu cùng với việc làm rõ thiết kế cơ sở dẫn đến tăng tổng mức đầu tư của dự án lên 47.325 tỷ đồng vào năm 2009. Trong đó, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên do BQLĐSĐT TP làm chủ đầu tư.

Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020 nhưng “đình trệ” do thiếu vốn và TP.HCM đã phải nhiều lần "cầu cứu" Quốc hội, Thủ tướng. Thậm chí, 2 năm qua, TP.HCM còn phải ứng vốn ngân sách để chi trả cho nhà thầu thi công.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm