| Hotline: 0983.970.780

Nở rộ trào lưu tự chế súng bắn chim, thú

Thứ Năm 12/06/2014 , 08:20 (GMT+7)

Thời gian gần đây, ở Tây Nguyên nổi lên hiện tượng tự chế, sử dụng súng bắn bằng hơi cồn để săn bắn chim thú...

 Là loại súng dễ làm với loại vật liệu dễ mua nên được đông đảo các tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh đua nhau làm tràn lan. Đây là loại súng cực kỳ nguy hiểm, có độ sát thương cao nên sẽ để lại hậu quả khôn lường nếu không kiểm soát được.

“Chỉ cần 2 đoạn ống nhựa, vài cái co nhựa, một bộ đánh lửa của bếp ga mini, ít băng keo, cồn 90 độ và vài viên bi sắt làm đạn… là đã có thể lắp ráp thành một khẩu súng hoàn chỉnh, có khả năng gây sát thương cao đối với chim thú cũng như con người”. Đó là lời nhận xét của N- một thanh niên chế súng bắn chim thành thạo ở phường Tân Hoà, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak bày tỏ với chúng tôi về cách chế tạo cũng như tác dụng của loại súng này.

07-50-42_sung-tu-che
Đây là loại súng cực kỳ nguy hiểm, có độ sát thương cao

Khi hỏi thêm về “bản quyền” của loại súng này học ở đâu? N cho biết: “Trong một lần tới nhà bà con chơi ở huyện M’Đrăk thấy một người dùng loại súng tự chế này bắn chim rất hiệu quả nên tôi đã hỏi cách làm và mua dụng cụ về nhà tự chế súng, dùng vào mục đích bắn chim. Loại súng này có thể bắn đạn (là viên bi xe đạp) đi xa tới 30 m, có thể xuyên thủng tấm tôn, bắn chim thì hết ý... 

Không chỉ vậy, loại súng bắn bằng hơi cồn này còn được nhiều trang mạng, facebook công khai hướng dẫn cách chế tạo với những vật liệu bằng ống nhựa, băng keo, bộ đánh lửa bằng điện, cồn… và rao bán. Do vậy đây trở thành những địa chỉ tiếp tay cho nhiều người nghiên cứu học hỏi cách chế tạo ra những loại súng này.

Cũng chính vì đơn giản, rẻ tiền, vật liệu dễ kiếm (khoảng 100 ngàn đồng tiền mua vật liệu/khẩu), dễ chế tạo, nên nhiều thanh thiếu niên ở Tây Nguyên đã lén lút chế tạo cho mình một khẩu súng. Còn nếu mua thì giá cũng “bình dân” từ 200 đến 300 ngàn đồng/khẩu.

Theo Ðiều 13, Khoản 6, Ðiểm a Nghị định 73/CP của Chính phủ: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, chế tạo súng trái phép; nếu gây thương tích hoặc chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.

Anh P. xã Hoà Đông, huyện Krông Păc, Đak Lak chia sẻ: “Sau khi đọc được thông tin trên mạng Internet thấy loại súng này dễ sử dụng, giá bán lại rẻ chỉ với 250 ngàn đồng/khẩu, đạn dùng bằng những viên bi xe đạp rất dễ kiếm…, nên tôi tìm mua một khẩu về dùng để bắn chim cho vui.

Hiện tại nhiều thanh thiếu niên, học sinh ở Tây Nguyên đang đổ xô vào việc chế tạo, sử dụng loại súng bắn bằng hơi cồn vào mục đích bắn chim, thú…

Tuy nhiên, đây là loại súng cực kỳ nguy hiểm, có độ sát thương cao nên không loại trừ việc thanh thiếu niên xích mích, thiếu kiềm chế, có thể mang súng ra để trả thù nhau.

Ngoài ra, một số  người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có thói quen chế tạo súng để săn bắn thú rừng,  dẫn đến những cái chết thương tâm.

07-50-42_nh-3
Súng bắn bằng hơi cồn dễ chế tạo, nếu mua thì cũng có giá rất rẻ, khoảng 200.000 - 300.000

Cụ thể vào ngày 12 tháng 5, đối tượng Y Dhô Niê (SN 1992), trú tại buôn Khal, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk (Đak Lak) sau khi uống rượu say cùng bạn bè trở về nhà thì gặp anh Y The M’lô (SN 1966), trú tại buôn Ea Sin, xã Ea Sin sang chơi và xin nước uống; Y Dhô Niê không những không cho mà còn xách khẩu súng cồn tự chế bắn vào mặt Y The M'lô làm anh bị thương, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ với 5 mũi khâu trên mặt.

Không chỉ ở Đak Lak, tại Đak Nông, thời gian qua trên địa bàn tỉnh này cũng có nhiều vụ thương vong do dùng súng tự chế, tiêu biểu như vụ một bé trai 9 tuổi ở Đak Nông bị trúng 20 mảnh đạn do nghịch súng bắn chim tự chế của bố, đã vô tình kéo cò khiến đạn trong súng bắn ra, găm thẳng vào bụng em, gây xôn xao dư luận.

Để ngăn chặn tình trạng này, ngoài việc các cơ quan chức năng cần vận động nhân dân nộp súng tự chế và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, thì người dân, nhất là các tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh cũng cần nâng cao nhận thức về tác hại từ súng tự chế này. Hãy nói không với súng tự chế và vận động người thân trong gia đình không chế tạo, tàng trữ, sử dụng các loại súng tự chế, tránh những hiểm họa đáng tiếc có thể xảy ra...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm