| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Tây Ninh đang đúng hướng

Thứ Năm 18/05/2023 , 21:07 (GMT+7)

Với mục tiêu nâng cao lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng và hướng tới phát triển bền vững, ngành nông nghiệp Tây Ninh đã chuyển biến cả nhận thức và hành động.

Từ Đề án chuyển dịch cơ lại nông nghiệp, Tây Ninh xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp mới, hiệu quả cao, bền vững. Ảnh: Trần Trung.

Từ Đề án chuyển dịch cơ lại nông nghiệp, Tây Ninh xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp mới, hiệu quả cao, bền vững. Ảnh: Trần Trung.

Ngày 18/5, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, Để triển khai thực hiện tốt các nội dung trong Đề án, giai đoạn 2017 - 2022, các cấp, ngành đã ban hành và triển khai thực hiện 67 nội dung có liên quan đến cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án để thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp của tỉnh theo 7 nhóm nhiệm vụ như chính sách đất đai; chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực; phát triển sản xuất; phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, kinh tế nông thôn và phát triển thị trường; phát triển khoa học công nghệ; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực; thủy lợi và phòng chống thiên tai.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, qua 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đi vào cuộc sống, quan điểm, mục tiêu và định hướng đã được quán triệt thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Nhìn chung, sản xuất và phát triển nông nghiệp thời gian qua đã chuyển dịch đúng định hướng, đạt được nhiều kết quả khả quan.

Từ Đề án chuyển dịch cơ lại nông nghiệp, Tây Ninh xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp mới, hiệu quả cao, bền vững. Ảnh: Trần Trung.

Từ Đề án chuyển dịch cơ lại nông nghiệp, Tây Ninh xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp mới, hiệu quả cao, bền vững. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang được tích cực thực hiện đúng theo định hướng đề ra với trên 40.870 ha cây trồng đã chuyển đổi giúp tăng giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha sản xuất lên 106 triệu đồng/năm, gần 70% trại chăn nuôi tập trung; liên kết sản xuất - tiêu thụ dần được quan tâm và đã hình thành trên các nông sản chính của tỉnh, nhất là trên các sản phẩm chăn nuôi.

Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, học tập kinh nghiệm đã phát huy được hiệu quả, giúp người dân tiếp cận được khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người dân. Kết quả, nghiên cứu KHCN (giống, chế phẩm, quy trình công nghệ mới…) được ứng dụng ngày càng rõ nét, phục vụ vào phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Hệ thống thủy lợi được đầu tư theo hướng đa mục tiêu, công tác duy tu, sửa chữa kịp thời, mở rộng hệ thống kênh tưới, tiêu, đảm bảo khả năng tiêu thoát khi xảy ra thiên tai, mưa bão. Đặc biệt là hệ thống tưới tiêu vượt sông Vàm Cỏ Đông từng bước được đầu tư hoàn chỉnh góp phần mở rộng vùng tưới, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng....

Ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh cho biết thêm, nổi bật trong thời gian qua là việc thu hút mạnh các nhà đầu tư xây dựng các dự án chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, đã có 148 dự án xin chủ trương đầu tư và 112 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương với tổng vốn đầu tư 9.600 tỷ đồng, trong đó có: 34 dự án chăn nuôi gà với trên 9.450.000 con; 72 dự án chăn nuôi heo với trên 954.000 con; 1 dự án nuôi 450 bò thịt; 1 dự án kết hợp nuôi 1.000 con bò thịt và trên 100 con dê; 2 dự án nuôi trên 8.000 con bò sữa.

Hiện đã có 51 dự án triển khai xây dựng và đi vào hoạt động (chiếm 45,5% tổ số dự án được phê duyệt). Ngoài ra, trong giai đoạn 2019 - 2022, chăn nuôi yến trên địa bàn phát triển mạnh hiện đã có 683 nhà yến hoạt động và 386 đã được thẩm định phù hợp đang thực hiện xây dựng, tổng sản lượng tổ yến năm 2022 đạt 4.600 kg.

Từ Đề án chuyển dịch cơ lại nông nghiệp, Tây Ninh xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp mới, hiệu quả cao, bền vững. Ảnh: Trần Trung.

Từ Đề án chuyển dịch cơ lại nông nghiệp, Tây Ninh xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp mới, hiệu quả cao, bền vững. Ảnh: Trần Trung.

“Với mục tiêu nâng cao lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng và hướng tới phát triển bền vững, nhìn chung, qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại nông nghiệp nhận thức của các sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân về cơ cấu lại nông nghiệp đã có bước chuyển biến mạnh mẽ; quan điểm, định hướng cơ cấu lại nông nghiệp được thực hiện đồng bộ từ cấp tỉnh tới các địa phương, từ đó thu hút được sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội vào quá trình cơ cấu lại nông nghiệp; nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn”, ông Nguyễn Đình Xuân chia sẻ.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như: tăng trưởng của ngành còn chậm so yêu cầu, tốc độ chuyển đổi một số cây trồng (lúa, cao su, rau) không đạt như định hướng, chăn nuôi chưa phát triển mạnh như kỳ vọng. Các chỉ tiêu: giá trị thu được trên đất trồng trọt, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp thực hiện quy trình GAP và thực hiện liên kết, tiêu thụ còn khá thấp, không đạt kế hoạch.

Thị trường tiêu thụ nhiều biến động nên đầu ra của sản phẩm chưa ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Việc thu hút, mời gọi đầu tư vào nông nghiệp nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến sâu vẫn còn chậm, thiếu liên kết trong việc phát triển vùng nguyên liệu…

Chuỗi liên kết sản xuất sầu riêng xuất khẩu giữa công ty Chánh Thu và HTX Bầu Đồn tại Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Chuỗi liên kết sản xuất sầu riêng xuất khẩu giữa công ty Chánh Thu và HTX Bầu Đồn tại Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Trần Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh ghi nhận biểu dương nỗ lực của các sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân  đã chung tay thực hiện đề án.  

Ông yêu cầu ngành NN-PTNT và các địa phương cần tập trung rà soát lại các chỉ tiêu sản xuất phù hợp với thực tế và tập trung triển khai có hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm góp phần định hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo yêu cầu của thị trường, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bà con trồng sầu riêng Tây Ninh gắn mã vùng trồng cho sầu riêng để chuẩn bị xuất sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Trần Trung.

Bà con trồng sầu riêng Tây Ninh gắn mã vùng trồng cho sầu riêng để chuẩn bị xuất sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Trần Trung.

Trong đó, chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế tuần hoàn, gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Triển khai hiệu quả các chính sách, thường xuyên báo cáo kết quả, những khó khăn, vướng mắc để các chính sách sớm tiếp cận người dân và đi vào thực tiễn cuộc sống.

Tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giải quyết đầu ra cho nông sản của tỉnh, nâng cao giá trị sản phẩm nhất là các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm OCOP tỉnh. Kết hợp du lịch và nông nghiệp hình thành các điểm du lịch nông thôn…

“Hội nghị này để chúng ta cùng nhìn nhận lại những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế, những bất cập cần phải khắc phục để từ đó có những định hướng, kế hoạch sản xuất nhằm sớm đạt mục tiêu cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để đạt được mục tiêu này, theo tôi đánh giá là vẫn còn nhiều khó khăn và cần phải có lộ trình lâu dài. Do vậy rất cần sự chung tay, cố gắng và nỗ lực từ các cấp, ngành và các địa phương cùng toàn thể cộng đồng bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”, ông Trần Văn Chiến nhấn mạnh.

Xem thêm
Nuôi lợn thịt theo hướng tuần hoàn, giá bán tăng 4 - 5 ngàn đồng/kg

HÀ TĨNH Nuôi lợn theo hướng tuần hoàn trên nền đệm lót sinh học chuồng luôn khô thoáng, không mùi hôi, không nước thải, giá cao hơn lợn nuôi truyền thống từ 4 - 5 ngàn đồng/kg.

Phòng, chống bệnh động vật, khống chế dịch tả heo Châu Phi

Kiên Giang Bệnh dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, môi trường và nguồn cung thực phẩm.

Phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ

SƠN LA Thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...