| Hotline: 0983.970.780

Nước đóng chai liệu có an toàn?

Thứ Sáu 17/03/2017 , 13:15 (GMT+7)

Có rất nhiều loại nước uống gọi là “nước khoáng tinh khiết” kém chất lượng nhiễm vi khuẩn sau khi uống có người bị đau bụng. Cái khó là người tiêu dùng rất khó phân biệt thật giả.

Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng trên 300 cơ sở sản xuất nước đóng chai. Ngoài một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, thương hiệu quen thuộc được khách hàng biết đến, thì còn rất nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, làm bằng kỹ thuật thủ công, nguồn nước sản xuất phần lớn là nước giếng khoan, bơm lọc sơ qua rồi chiết vào chai, dán nhãn mác tung ra thị trường tiêu thụ, kiếm lời.

Có rất nhiều loại nước uống gọi là “nước khoáng tinh khiết” kém chất lượng nhiễm vi khuẩn sau khi uống có người bị đau bụng. Cái khó là người tiêu dùng rất khó phân biệt thật giả. Nước đã đóng chai thì màu sắc như nhau, có sạch hay không chỉ cơ sở sản xuất mới biết. Cuối cùng đành phải gửi tính mạng, sức khỏe mình vào cái tâm, cái đức của chủ doanh nghiệp.

Tại TP Hồ Chí Minh trong, tháng 1/2017 Chi cục ATVSTP TP (nay là Ban Quản lý ATTP TP) đã kiểm tra gần 200 cơ sở sản xuất nước đóng chai, phát hiện hàng loạt vi phạm như chưa có giấy chúng nhận cơ sở chưa đủ điều kiện ATTP, hoặc giấy phép đã hết hiệu lực, vi phạm về điều kiện vệ sinh, điều kiện trang thiết bị dụng cụ, đặc biệt vi phạm về nguồn nước sử dụng để sản xuất nước đóng chai...

Nhằm đảm bảo sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện những cơ sở làm ăn gian dối để xử lý. Không chỉ dừng lại ở mức đóng cửa, thu hồi phép, mà có biện pháp xử phạt đủ sức răn đe, đồng thời công bố danh tính cơ sở vi phạm rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng chuyển sang xử lý hình sự.

Mặt khác, người tiêu dùng cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình bằng cách lựa chọn các cơ sở sản xuất nước đóng chai có uy tín, thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ rõ ràng tin cậy, nếu phát hiện những cơ sở làm ăn gian dối cần tố giác với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.