| Hotline: 0983.970.780

Nuôi giống ong lành tính, nông dân Cần Thơ thu gần 50 triệu một tháng

Thứ Ba 13/12/2022 , 15:26 (GMT+7)

Cần Thơ Anh Hồ Công Minh ở Cồn Sơn là người tiên phong phát triển mô hình nuôi ong Ý lấy mật kết hợp làm du lịch, mang về thu nhập gần 50 triệu một tháng.

Cồn Sơn thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ nằm giữa con sông Hậu hiền hòa, trên cồn là những vườn cây ăn trái đậm chất Nam bộ. Hàng năm, từ tháng 3-5 (âm lịch) trở đi những vườn nhãn, vườn chôm chôm, măng cụt...  bắt đầu trổ bông không đếm xuể, nhiều mùa hoa như thế cứ nối tiếp qua đi. 

Thấy tiếc sản vật thiên nhiên, anh Minh bắt đầu tìm hiểu nhiều giống ong, trên những tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, với mục đích nuôi ong hút mật nhụy hoa vườn nhà. Đến năm 2020, tình cờ được người thầy có nhiều năm kinh nghiệm nuôi ong, giới thiệu về loài ong Ý, anh Minh quyết định mua 3 tổ về đặt ở sau vườn, nuôi thử nghiệm. 

Giống ong Ý anh Minh chọn nuôi khá lành tính, khi thu hoạch không cần mang bảo hộ. Ảnh: Hồ Thảo.

Giống ong Ý anh Minh chọn nuôi khá lành tính, khi thu hoạch không cần mang bảo hộ. Ảnh: Hồ Thảo.

Sau một thời gian, anh Minh quan sát thấy vườn tược không bị ảnh hưởng gì mà lại ra trái sai hơn trước, đàn ong phát triển tốt có thân to, cánh dài, năng suất cho mật cũng cao hơn giống ong nội địa. Đặc biệt, loài ong này còn khá lành tính, không đốt người. Từ đó, anh Minh mạnh dạn đầu tư thêm nhà ong, phát triển đông đúc bầy đàn. Với ý tưởng táo bạo, cho khách tham quan cùng trải nghiệm cảm giác thu hoạch ong như một nông dân thực thụ.

Bạn Lê Cúc Vy (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) cho biết, trước giờ tôi chỉ biết ong Ý qua sách báo hoặc phim ảnh. Lúc mới đến tham quan tôi cũng không dám đứng gần thùng ong sợ bị đốt. Nhưng khi vượt qua cảm giác sợ, tôi càng ngạc nhiên vì loài ong này lành tính, khi thu hoạch không cần mang bảo hộ, và mật ong thì có mùi thơm của hương hoa, vị ngọt vừa phải nên chị em phụ nữ rất thích.

Vào các ngày thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần là thời điểm khách du lịch đến Cồn Sơn xem anh Công Minh thu hoạch mật ong. Đến đây du khách tỏ ra thích thú, đặc biệt giới trẻ thích trải nghiệm, không thể rời mắt khi xem anh Minh trình diễn quay mật và mời họ thưởng thức hương vị sáp ong mới ra lò.

Du khách thích thú khi trải nghiệm quy trình thu hoạch, và thưởng thức trực tiếp những viên mật ong Ý, thơm ngon. Ảnh: Hồ Thảo.

Du khách thích thú khi trải nghiệm quy trình thu hoạch, và thưởng thức trực tiếp những viên mật ong Ý, thơm ngon. Ảnh: Hồ Thảo.

Còn theo ông Nguyễn Văn Phúc, đến từ TP.HCM, chia sẻ: "Đây là một sản phẩm du lịch độc đáo. Người chủ có ý tưởng nhạy bén tận dụng lợi thế cây nhà lá vườn để vừa kiếm thêm thu nhập vừa tạo cho chúng tôi sự hiểu biết thú vị, bổ ích về nghề nuôi và lấy mật ong".

“Tôi là người thường xuyên dùng mật ong để làm đẹp. Khi đến đây mua mật, được tận mắt chứng kiến quá trình nuôi và thu hoạch, biết rõ nguồn gốc, nên cảm thấy an tâm sử dụng” - chị Nguyễn Hồng Như, đến từ TP Hồ Chí Minh cho biết.

Mô hình khá mới lạ của anh Minh được đông đảo du khách ủng hộ. Bình quân 1 tháng thu hút vài nghìn lượt khách trải nghiệm thu hoạch, và mua mật ong. Đến mùa cao điểm, với 30 thùng ong Ý hiện tại, anh Minh thu hoạch được từ 100 -120 lít mật ong, bán cho khách với giá 400/ lít, mang về cho gia đình gần 50 triệu đồng một tháng.

Anh Minh chia sẻ bí quyết: "Nuôi ong Ý nhẹ công chăm sóc nhưng phải đặc biệt chú ý vào mùa mưa, ong dễ bị vi khuẩn ký sinh vào cánh khiến năng suất làm việc không cao. Ngoài ra, việc kiểm tra, vệ sinh tổ phải thường xuyên nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những ấu trùng hư, qua đó tránh tình trạng lây lan sang những tổ ong xung quanh".

Cũng theo anh Minh, đây là sản phẩm du lịch mùa vụ, chỉ diễn ra từ khoảng tháng 2 - 5, khi những vườn trái cây tại cồn Sơn rộ bông. Khi tàn, anh sẽ di chuyển nhà ong đến những vườn nhãn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Đến khoảng tháng 8, anh lại đưa đàn ong Ý đến Nông trường Mùa Xuân (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) để hút mật tràm. Tại những nơi này, nông dân nuôi ong ý không thu hoạch mật, mà tạo điều kiện cho ong hút mật để duy trì số lượng đàn.

"Sắp tới, ngoài phát triển thêm số lượng đông đảo đàn ong, tôi còn còn làm nhiều sản phẩm từ mật ong như: mật ong với nghệ, mật ong làm đường, mật ong làm bánh... để góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch Cần Thơ. Đồng thời, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con muốn học hỏi để phát triển mô hình này", anh Minh thông tin. 

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Huyện có 115 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng

HÀ TĨNH Từ 5 hộ sản xuất thử nghiệm với diện tích 2.000m2 năm 2018, hiện huyện Thạch Hà đã có 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm