| Hotline: 0983.970.780

Nuôi nai vào mùa đón 'lộc xuân'

Thứ Hai 19/02/2024 , 08:45 (GMT+7)

Khi những mầm xanh tươi đang vươn mình chào xuân mới thì cũng chính là thời điểm người chăn nuôi nai ở tỉnh BR-VT bắt đầu bước vào mùa khai thác lộc nhung đầu năm.

Xuân mới đón “báu vật” về nhà

Trong không khí của những ngày đầu xuân mới Giáp Thìn 2024, tôi có dịp ghé thăm trang trại nuôi nai sinh sản của ông Lâm Quang Long (mọi người hay gọi với cái tên thân mật là ông Ba Long) ở ấp Bình Tiến, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được chứng kiến những chú nai vàng ngơ ngác trên đầu dương cao cặp sừng to đẹp rất oai phong tràn đầy sức xuân vừa đến ngày khai thác lộc nhung.

Ông Ba Long bên chú nai đến ngày cho lộc nhung đầu xuân Giáp Thìn 2024. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Ba Long bên chú nai đến ngày cho lộc nhung đầu xuân Giáp Thìn 2024. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Ba Long, nuôi nai lấy nhung là mô hình dù không còn xa lạ, nhưng lại luôn thu hút người chăn nuôi và người tiêu dùng, bởi vì nhung nai ngay từ thời xa xưa đã luôn được xem là một loại dược phẩm quý hiếm bổ dưỡng. Nghề nuôi nai, tuy trải qua nhiều thăng trầm, nhưng với người dân xã Bình Châu, con vật này luôn được coi trọng như là “báu vật” vì nó mang lại sự may mắn, tài lộc và giúp cho cuộc sống của họ nhanh chóng đổi thay sung túc.

Từ sáng sớm, ông Ba Long tất bật với công việc trong trang trại để chuẩn bị hạ lộc nhung nai đầu năm và đón thêm đàn nai giống chuyển về trại nuôi sinh sản. Mặc dù đã trải qua nghề nuôi nai cả chục năm, nhưng cứ mỗi lần đến ngày thu hoạch lộc nhung hay đón nai giống về trại nhà mình thì ông Ba Long lại nóng lòng rạo rực.

Ông Ba Long đang nhấc nóc cổng lên đẩy về một phía để đón xe nai về chuồng trại trong ngày đầu năm Giáp Thìn 2024. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Ba Long đang nhấc nóc cổng lên đẩy về một phía để đón xe nai về chuồng trại trong ngày đầu năm Giáp Thìn 2024. Ảnh: Minh Sáng.

Cầm trên tay chiếc điện thoại, ông liên tục bấm số “alô” để hướng dẫn đường và hối thúc tài xế chở đàn nai về trại sớm cho chúng nghỉ ngơi nhanh ổn định môi trường sống và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe những “báu vật” của ông. Một lúc sau, khi xe chở nai về tới, như một động tác quen thuộc, ông Ba Long vội chạy ra nhấc nóc cổng lên đẩy về một phía để đón xe nai về chuồng trại trong ngày đầu năm Giáp Thìn 2024. “Tết năm con rồng này gia đình mình rất phấn khởi vì nhiều con nai đúng dịp đến ngày cho khai thác lộc nhung; hơn nữa đầu năm mình cũng vừa đón thêm đàn nai giống về trại nhằm tăng quy mô chăn nuôi, cũng như chuẩn bị phát triển thêm các “vệ tinh” cùng nuôi nai sinh sản với trại mình”, ông Ba Long hào hứng.  

Theo ông Ba Long, niềm vui trong dịp Tết Giáp Thìn 2024 sẽ càng được nhân đôi khi các sản phẩm nhung nai chế biến của ông chuẩn bị được xem xét cấp chứng nhận OCOP, ông hy vọng những sản phẩm “báu vật” của mình trong năm nay cũng sẽ đạt tiêu chuẩn tiêu biểu cấp quốc gia. Bên cạnh đó, ông cũng đang từng bước xây dựng “thương hiệu mạnh” cho trại nai, phấn đấu sớm đưa các sản phẩm nhung nai chế biến của mình ra thị trường quốc tế.

Những chú nai vàng ngơ ngác trên đầu dương cao cặp sừng to đẹp rất oai phong tràn đầy sức xuân vừa đến ngày khai thác lộc nhung. Ảnh: Minh Sáng.

Những chú nai vàng ngơ ngác trên đầu dương cao cặp sừng to đẹp rất oai phong tràn đầy sức xuân vừa đến ngày khai thác lộc nhung. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Ba Long là người tiên phong đầu tư nuôi nai sinh sản và khai thác nhung mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình chăn nuôi khác ở địa phương. Sau hơn 10 năm đầu tư chăn nuôi và sản xuất, cơ sở của ông đã xây dựng thương hiệu mang tên “Trại nai Ba Long” được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết, đến tham quan học tập kinh nghiệm, cũng như thường xuyên đặt mua các sản phẩm nhung nai chất lượng của ông về dùng bồi bổ sức khỏe.

Hiện tại với 5 dòng sản phẩm chế biến từ nhung nai của trại Ba Long không đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường. “Nói về nhung nai thì ngày xưa chỉ dùng cho vua chúa, nhưng bây giờ khi mình có điều kiện, mình thuần hóa được con nai về đây nuôi sinh sản nên cho thu hoạch sản lượng nhung nhiều. Tuy nhiên, cần phải sử dụng nhung nai thế nào là tốt nhất cho sức khỏe đó mới là điều quan trọng nhất”, ông Ba Long nói.

Đàn nai cho lộc xuân

Sự thân thiện, nhiệt tình, hiếu khách, đó là những ấn tượng của tôi cảm nhận được rõ nhất về ông chủ trại nai Ba Long ngay trong lần đầu tiên gặp mặt. Dáng người săn nhỏ rắn rỏi, tính tình vui vẻ, hay tếu đùa dí dỏm. Câu chuyện về cái duyên ông đến với nghề khiến tôi nghe cũng khá thú vị.

Ông Ba Long chia sẻ, ông rất thích cảm giác được tự tay mình lùa đàn nai vào chuồng mõi khi đón về đàn giống mới, như một sự mát tay cho nai nhanh phát triển và cho lộc nhung chất lượng, đẹp. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Ba Long chia sẻ, ông rất thích cảm giác được tự tay mình lùa đàn nai vào chuồng mõi khi đón về đàn giống mới, như một sự mát tay cho nai nhanh phát triển và cho lộc nhung chất lượng, đẹp. Ảnh: Minh Sáng.

Trước đây Ba Long từng làm nghề thợ mộc, do quá trình lao động ông bị suy nhược cơ thể, nên được cậu con trai mua biếu ông ít nhung nai để hàng ngày ăn bồi bổ sức khỏe. Sau khi dùng nhung nai một thời gian, ông cảm nhận được sức khỏe cải thiện rất rõ rệt. Thấy tác dụng tuyệt vời của nhung nai, ông nảy sinh ý tưởng tìm kiếm nguồn con giống để nuôi. Hàng ngày ông bắt đầu mày mò tìm hiểu về kỹ thuật nuôi nai qua mạng Internet, sách, báo và không tiếc thời gian đi tham quan thực tế các nông hộ đang nuôi nai ở các tỉnh…

Đến năm 2013, ông gom góp được số vốn 200 triệu từ gia đình và chạy vay người thân để “rinh” được 5 con nai giống về nhà nuôi. Tuy nhiên, do con giống không đạt chất lượng, mỗi con nuôi cả năm chỉ cho được mấy lạng nhung nên ông quyết định bán để đầu tư thay đàn nai mới chất lượng tốt hơn. “Thời điểm đó, mỗi con nai trưởng thành cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng từ bán nhung, nên tôi bàn với vợ bán hết đàn lợn nái, lợn thịt và nhím đang nuôi, vay mượn thêm bạn bè để làm chuồng trại, mua nai về nuôi và duy trì đàn nai sinh sản cho đến bây giờ đang phát triển rất tốt”, ông Long tự hào kể.

Những con giống nai trâu trong chuồng trai Ba Long hiện đang thời kỳ cho thu hoạch nhung và những con cái cho sinh sản. Ảnh: Minh Sáng.

Những con giống nai trâu trong chuồng trai Ba Long hiện đang thời kỳ cho thu hoạch nhung và những con cái cho sinh sản. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Ba Long, lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nuôi nai còn èo uột, chậm lớn, thậm chí bị chết, nhưng đến nay ông đã rút được kinh nghiệm chọn con giống tốt nên đàn nai đực phát triển dáng cao to cho nhung đẹp; nai cái sinh sản rất mắn ít mắc bệnh. Hiện, ông đã xây dựng được 8 “vệ tinh” liên kết nuôi nai ở địa phương và các tỉnh lân cận nhằm đưa thêm nhiều sản phẩm ra thị trường để cung cấp cho khách hàng.

Chỉ vào những con nai giống vừa đưa về trại, ông Ba Long hào hứng khoe: “Mình vừa đưa đàn nai giống 13 con này về dưỡng thêm để mai mốt sẽ chuyển giao một cho một cơ sở thứ 9 liên kết cùng nuôi. Mình rất muốn mô hình nuôi nai sinh sản được nhân rộng để giúp các hộ chăn nuôi phát triển kinh tế nhanh chóng và ngày càng nâng cao giá trị của con nai tốt hơn”.

Ông Ba Long búng búng ngón ngón tay, miệng gọi 'lộc, lộc, lộc' đàn nai vẫy đuôi xúm lại nơi ông đang đứng thân thiện như những người bạn quen thuộc. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Ba Long búng búng ngón ngón tay, miệng gọi “lộc, lộc, lộc” đàn nai vẫy đuôi xúm lại nơi ông đang đứng thân thiện như những người bạn quen thuộc. Ảnh: Minh Sáng.

Quan sát cách chăm sóc đàn nai của ông Ba Long mới thấy được sự ân cần của ông với nghề nuôi. Với mỗi con nai giống trong chuồng trại ông đều rành rọt từng tính cách và độ phát triển lộc nhung của nó từng ngày để có chế độ chăm sóc phù hợp. Đên bên chuồng nai giống, ông Ba Long búng búng ngón ngón tay, miệng gọi “lộc, lộc, lộc” đàn nai vẫy đuôi xúm lại nơi ông đang đứng rất thân thiện như nhũng người bạn quen thuộc. Cầm những cây cỏ voi non mơn mởn, ông cho nai ăn, vuốt ve chúng cả giờ đồng hồ như không biết chán, hồi sau ông quay ra khoe với tôi: “Hôm nay mình đang chờ một nhóm khách hàng đến tìm hiểu mô hình nuôi nai để đầu tư nhân rộng mô hình, tiện thể mình sẽ chia sẻ với bà con về kỹ thuật nuôi và cách khai thác nhung nai làm sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nếu ai cảm thấy hứng thú với nghề này mình sẽ truyền bí quyết nghề để giúp họ nuôi thành công”.

Theo kinh nghiệm của ông Ba Long, để đàn nai mỗi con cho khai thác trên ba cặp nhung/năm thì khâu tuyển chọn con giống nuôi là quan trọng nhất. Khi đưa nai giống về nuôi chừng một năm rưỡi thì nai bắt đầu lên chóc và một năm sau thì có nhung bắt đầu khai thác. Vòng đời của nai từ 25 - 30 năm, nhưng độ tuổi khai thác nhung tốt nhất của con nai là từ 6 đến 8 tuổi.

Khi khách hàng vừa tới trại, ông Ba Long huy động nhóm lính ra chuồng nai triển khai từng khâu quen thuộc để bắt đầu 'biểu diễn' cắt nhung nai cho khách xem. Ảnh: Minh Sáng.

Khi khách hàng vừa tới trại, ông Ba Long huy động nhóm lính ra chuồng nai triển khai từng khâu quen thuộc để bắt đầu “biểu diễn” cắt nhung nai cho khách xem. Ảnh: Minh Sáng.

Những con giống nai trâu trong chuồng trai Ba Long hiện đang thời kỳ cho thu hoạch nhung và những con cái cho sinh sản. Trung bình mỗi con nai đực cho khoảng 3kg nhung/năm, thậm chí đạt đến 5kg nhung/năm. Có những cặp nhung tươi trị giá khoảng 50 triệu đồng.

Sáng nay chờ khách hàng vừa tới trại, ông Ba Long huy động nhóm lính ra chuồng nai triển khai từng khâu quen thuộc để bắt đầu “biểu diễn” cắt nhung nai cho khách xem. Chỉ trong vọng chưa đầy 10 phút trên tay Ba Long đã cầm chắc cặp nhung tươi vừa cắt ngọt, ông đem ra cân để bắt đầu chế biến thành phẩm ngay tại chỗ, bằng việc xay nhuyễn, cho thêm mật ong rừng, bột quế để tăng dưỡng chất, tạo hương vị đặc trưng riêng. Ông Ba Long hào hứng khoe: “Cặp nhung này cân được 2 kg, sau khi mình chế biến tại chỗ xong cho khách mua được 28 triệu đồng. Con nai vừa cắt nhung, nếu chăm sóc tốt đúng kỹ thuật thì khoảng mấy tháng sau mình lại được cắt tiếp nhung mới”.   

Ông Ba Long rất phấn khởi khi vừa thu hoạch cặp nhung nai đẹp. Theo ông Ba Long, có những cặp nhung đẹp tươi thế này có trị giá khoảng hàng chục triệu đồng. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Ba Long rất phấn khởi khi vừa thu hoạch cặp nhung nai đẹp. Theo ông Ba Long, có những cặp nhung đẹp tươi thế này có trị giá khoảng hàng chục triệu đồng. Ảnh: Minh Sáng.

Trao đổi với NNVN, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Châu cho biết: Đây là mô hình mới nên được địa phương quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi nhân rộng mô hình và trưng bày giới thiệu sản phẩm nhung nai trong các kỳ hội chợ, hay xúc tiến thương mại. Trong năm 2024, địa phương cũng định hướng một số ngành nghề mà đặc biệt là chăn nuôi nai lấy nhung, hy vọng mô hình này phát triển bền vững, tiến tới xây dựng thương sản phẩm có giá trị đặc trưng nhất của địa phương”.

Ông Ba Long đang chế biến nhung nai tại chỗ và ngâm rượu để kịp giao cho khách hàng chờ sẵn. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Ba Long đang chế biến nhung nai tại chỗ và ngâm rượu để kịp giao cho khách hàng chờ sẵn. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Hải, hiện trên địa toàn bàn huyện có hơn hộ nuôi nai, với tổng đàn gần 100 con. Từ hiệu quả mô hình nuôi nai sinh sản và khai thác nhung tươi của trại nai Ba Long đã được Hội Nông dân tỉnh BR-VT hỗ trợ vốn xây dựng Dự án “Nuôi nai lấy nhung” nhằm nhân rộng mô hình, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tiến tới thành lập tổ hợp tác chăn nuôi nai, góp phần xây dựng các mô hình chăn nuôi hiệu quả ở địa phương.

Ngay trong những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, trại nai Ba Long đang tiếp tục thu hoạch những cặp nhung nai đến ngày cho "lộc xuân" và đón những đàn nai giống mới về trại. Niềm vui của người chăn nuôi nai Bình Châu hy vọng một năm mới sẽ thu được nhiều "lộc xuân" từ những đàn "báu vật" của mình....

‘Theo kinh nghiệm của ông Ba Long, nai là loài động vật dễ nuôi, có sức đề kháng cao, vì thế trong thời gian nuôi ít bị mắc bệnh. Thức ăn cho nai chủ yếu là các loài cây cỏ lá có sẵn trong vườn, người nuôi nai ít tốn chi phí thức ăn. Chuồng trại nuôi nai giống như nuôi bò không cần diện tích lớn, nuôi dưỡng nai thời kỳ mọc nhung là quan trọng nhất để có thể thu được cặp nhung đẹp và chất lượng’.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.