| Hotline: 0983.970.780

Nuôi thiên địch, giải pháp quan trọng của nông nghiệp tương lai

Thứ Ba 09/03/2021 , 09:56 (GMT+7)

Để hạn chế côn trùng gây hại cây trồng, nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà dùng thiên địch.

Tại Lâm Đồng, mô hình nuôi thiên địch bảo vệ cây trồng đang được nhà vườn áp dụng và bước đầu mang lại hiệu quả cao. Với diện tích vườn gần 5ha, gia đình ông Nguyễn Phong Phú (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) thực hiện mô hình sản xuất khép kín theo hướng hữu cơ.

Sử dụng nhện thiên địch nên vườn ớt chuông của gia đình ông Nguyễn Phong Phú tránh được các loại côn trùng gây hại. Ảnh: Minh Hậu.

Sử dụng nhện thiên địch nên vườn ớt chuông của gia đình ông Nguyễn Phong Phú tránh được các loại côn trùng gây hại. Ảnh: Minh Hậu.

Theo ông Phú, việc chăn nuôi bò sữa giúp gia đình có nguồn thu nhập cao và có thêm lượng lớn phân bón để phục vụ nhu cầu trồng trọt. Trong khi đó, các loại rau, củ ở phân khu khác cũng là một phần thức ăn dành cho bò.

“Mô hình nông nghiệp hữu cơ được gia đình ấp ủ từ lâu nhưng đến bây giờ mới có thể thực hiện. Trước đây, đối với trồng trọt, tôi đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại nhưng không hiệu quả và các biện pháp đó đều rất tốn kém. Khi biết đến các loại côn trùng thiên địch, tôi đã áp dụng thử và thành công ngoài mong đợi”, ông Phú thổ lộ.

Trên diện tích vườn 4.500m2 trồng ớt chuông nhà kính công nghệ cao, gia đình ông Nguyễn Phong Phú thả cùng lúc nhiều loại thiên địch. Trong đó, ông dùng nhện Ambly và nhện Phyto để tiêu diệt bọ trĩ, nhện đỏ hại cây. Còn lại, ông sử dụng một loại côn trùng có lợi để chúng tiêu diệt các loại gây hại ở dưới đất.

Đối với ớt chuông, cứ 2 tháng chủ vườn thả thiên địch một lần. Ảnh: Minh Hậu.

Đối với ớt chuông, cứ 2 tháng chủ vườn thả thiên địch một lần. Ảnh: Minh Hậu.

Theo chủ vườn, những loại côn trùng ông sử dụng làm thiên địch đều có kích thước nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Khi thả lên cây, chúng tự sinh sôi, nảy nở và bắt các côn trùng gây hại làm thức ăn. Chủ vườn cho hay: “Trên cây ớt chuông, nhện đỏ là một trong những côn trùng nguy hiểm nhất. Chúng bám dưới lá cây và hút nhựa khiến cây bị teo tóp, chậm phát triển. Trước đây, tôi từng dùng thuốc bảo vệ thực vật để trị nhưng rất khó. Trường hợp diệt hoàn toàn thì phải mất khá nhiều thời gian lẫn tiền bạc”.

Các loại côn trùng như nhện đỏ, bọ phấn rất nhỏ nên khó phát hiện. Nếu không “thăm khám” thường xuyên, chỉ đến khi cây, lá bị héo úa mới có thể phát hiện. Trong khi đó, việc thả thiên địch lên cây ngay từ đầu sẽ đảm bảo an toàn trên 80%. Khi thiên địch phát hiện côn trùng gây hại, chúng sẽ săn bắt, tiêu diệt hoàn toàn. Trong trường hợp vườn kiệt 100% côn trùng gây hại, các loại thiên địch sẽ ăn phấn hoa hoặc có thể hút nhựa cây nhưng không đáng kể.

Hiện nay, cứ khoảng 2 tháng gia đình ông Nguyễn Phong Phú lại thả thiên địch 1 lần. Với chu kỳ sinh trưởng 9 tháng của ớt chuông, gia đình ông thả thiên địch 4 lần với chi phí 8 triệu đồng/lần/1.000m2. So với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nông dân này tiết kiệm được 50% chi phí trong khi hiệu quả cao hơn nhiều lần.

Mô hình nuôi thiên địch bảo vệ cây trồng mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp sạch. Ảnh: Minh Hậu.

Mô hình nuôi thiên địch bảo vệ cây trồng mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp sạch. Ảnh: Minh Hậu.

“Việc nuôi thiên địch bảo vệ cây trồng cho hiệu quả cao và nguồn nông sản luôn đạt tiêu chuẩn sạch. Đây cũng chính là cơ hội để tôi phát triển nguồn hàng hữu cơ, chất lượng cao”, ông Nguyễn Phong Phú thổ lộ.

Cũng theo ông Phú, để thiên địch phát triển, người thực hiện mô hình không được sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại nào. Việc bón phân, tưới nước cũng phải tuân thủ tiêu chuẩn hữu cơ để không phá vỡ môi sinh của côn trùng này.

Ông Nguyễn Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, theo xu hướng hiện nay, chủ trương của Trung ương cũng như tỉnh Lâm Đồng là hướng đến sản xuất sản phẩm an toàn. Do vậy, việc ứng dụng các công nghệ sinh học, ứng dụng các loại côn trùng thiên địch vào phòng trừ dịch hại cây trồng là điều cần thiết và địa phương đang thực hiện. Đây là mô hình hay và thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng, triển khai thêm trên các loại cây trồng khác.

Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Thị Thùy, Phòng kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, nhện Ambly là nhện bắt mồi có khả năng kiểm soát bọ trĩ, nhện hai chấm và các loại nhện khác. Con trưởng thành có màu nâu đỏ, dài dưới 0,5 mm, trứng tròn, trong suốt, đường kính 0,14 mm. Chu kỳ sống hoàn chỉnh mất 10-12 ngày ở nhiệt độ 20-25 độ C. Nhện Ambly sẽ tìm và bắt, sau đó hút kiệt con mồi.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Bình luận mới nhất