| Hotline: 0983.970.780

Phá bỏ cây cam, cải tạo đất và chuyển đổi sang trồng chè

Thứ Bảy 05/02/2022 , 11:33 (GMT+7)

NGHỆ AN Cây chè ở đây canh tác theo phương thức hữu cơ, không sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV mà chỉ bón phân chuồng, phân xanh và luôn được tưới bằng nước sạch.

Những vườn cam già cỗi cần phải được phá bỏ để cải tạo đất. Ảnh: Hồ Quang

Những vườn cam già cỗi cần phải được phá bỏ để cải tạo đất. Ảnh: Hồ Quang

Đứng trước thực trạng cây cam đang ngày càng lụi tàn, do các vườn cây lâu năm đã thoái hóa, sâu bệnh tàn phá không có thuốc phục hồi đặc trị, Cty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành, Nghệ An đã quyết định phải ngừng tất cả việc trồng mới cây cam, chuyển đổi trồng cây khác để cải tạo đất. Hiện Cty đã phá bỏ hơn 700 ha cam già cỗi và bị sâu bệnh. Cùng với đó Cty đã thực hiện quyết sách chuyển đổi đất sang phát triển trồng chè.

Cuối năm 2021, Cty đã trồng hơn 1 ha chè cao sản. Trong năm 2022 này sẽ trồng tiếp thêm 100 ha. Theo kế hoạch từ nay đến năm 2025 Cty sẽ trồng 400 ha chè. Những nông hộ đăng ký trồng 1 ha chè sẽ được Cty cấp 3 sào đất ( 500 m2/sào) để trồng cỏ nuôi bò, với mục đích là lấy phân chăm bón chè.

Cây chè ở đây canh tác theo phương thức hữu cơ, không sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV mà chỉ bón phân chuồng, phân xanh và luôn được tưới bằng nước sạch.

Cùng với việc trồng chè, Cty sẽ xây dựng một nhà máy chế biến chè hiện đại theo phương thức góp vốn: 15% cổ phần của công nhân, 15% CP của Ban QLDA và 70% CP là của người trồng chè.

Giám đốc Cty Nông nghiệp Xuân Thành, ông Lê Viết Minh cho biết, với giống chè PH8 do Viện Chè Việt Nam sản suất là giống chè cao sản, trong điều kiện chăm sóc đúng kỹ thuật thì 18 tháng sau trồng, giống chè này đã cho thu hoạch 10 – 12 tấn chè búp/ha, từ năm thứ 3 trở đi sẽ cho thu hoạch từ 20 tấn trở lên. Và thời gian kinh doanh của chè là 40 -50 năm. Khi chế biến thành phẩm, cùng với giá cả xuất khẩu ổn định, thì nguồn lợi thu về trên một đơn vị diện tích sẽ cao hơn rất nhiều lần so với các loại cây trồng khác.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 4] Nông hộ 'hụt hơi', doanh nghiệp chiếm sân chơi

Khi nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ 'hụt hơi', chỉ riêng năm 2024, Bình Định thu hút 7-8 dự án chăn nuôi lợn, quy mô mỗi dự án từ 24.000-36.000 con lợn thịt/lứa

Hai trường hợp tử vong ở Đồng Nai liên quan tới bệnh dại

Trước tình hình dịch bệnh dại tăng cao, gây tử vong ở người, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản chỉ đạo xử lý triệt để dịch bệnh dại trên địa bàn.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 3]: Hồi sinh sau thiên tai

YÊN BÁI Vựa dâu tằm tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên đang tiếp tục nhân rộng diện tích, đổi mới kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kén tằm.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp mong Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 57 được kỳ vọng là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nhà nước, càng triển khai sớm càng đem lại hiệu quả cao.

Cuốn sổ nợ 'ghi' nỗi buồn người nuôi tôm hạ nguồn sông Sa Lung

Ngành chức năng khuyến cáo chưa nên thả tôm giống vào thời điểm này. Nhưng tôm giống ương dèo đã gần 1 tháng nay, người nuôi tôm Vĩnh Sơn đang rất băn khoăn.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.