| Hotline: 0983.970.780

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây chè

Thứ Năm 08/05/2014 , 10:23 (GMT+7)

Cây chè được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển khác phân NPK thông thường ở chỗ cùng một lúc cung cấp đồng thời, cân đối, đầy đủ 13 chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Qua khảo sát thâm canh chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai… cho thấy hạn chế lớn nhất hiện nay làm cho năng suất và chất lượng chè giảm sút là khâu sử dụng phân bón còn hạn chế.

Hầu hết bà con nông dân vùng trồng chè do thiếu kiến thức về sử dụng phân bón cho cây chè nên chọn những loại phân tan nhanh mà sau khi bón cho chè xanh ngay và phân đạm được bà con chọn là phân bón chính cho cây chè.

Với lượng đạm đầu tư từ 80-100kg ure/sào (360m2)/năm bà con đã bón từ 7-8 lần, cứ sau 1 lần hái búp là 1 lần bón đạm, cách bón phổ biến là bón nổi, bón theo trời mưa đã làm cho hiệu suất sử dụng đạm thấp do khi bón đạm được hòa tan trong nước mưa trôi xuống sông, suối, một phần bị bay hơi còn phần nhỏ còn lại cây chè mới hấp thu được.

Do đầu tư quá mức nên cây chè thừa đạm, lá mỏng, tích nước, búp nhỏ và mướt, chè yếu và nhiễm sâu bệnh, năng suất và chất lượng giảm sút nghiệm trọng.

Để giúp bà con nông dân sử dụng phân bón có chất lượng, cân đối các chất dinh dưỡng cho thâm canh cây chè đạt hiệu quả kinh tế cao, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã phối hợp với các nhà nông học đưa ra thị trường các loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây chè có hàm lượng dinh dưỡng từ 60-65% bao gồm các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng.

* NPK 16.8.4 (N=16%, P2O5=8%, K2O=4%, Mg=8%, Ca=15%, SiO2=13%, S=2% và các chất vi lượng Zn, Mn, Cu, Fe, B…) tổng dinh dưỡng trên 60%.

* NPK 16.8.8 (N=16%, P2O5=8%, K2O=8%, Mg=7%, Ca=10%, SiO2=13%, S=2% và các chất vi lượng Zn, Mn, Cu, Fe, B…) tổng dinh dưỡng đạt 64%.

CÁCH SỬ DỤNG

- Chè kinh doanh:

Loại n/s búp khô/kg/sào/năm

Loại phân và lượng bón( kg/sào)

Cách bón

 

Bón lần 1

(Tháng 02-03)

Bón lần 2

(Tháng 08-09)

Đối với đất phẳng thì đào rạc giưa hai hàng chè hoặ đào hố giữa hàng, hố cách hố 35-40cm, rộng 15-20cm, sâu 10-15cm, rải đều phân rồi lấp đất.

Đất dốc thì dào hố ở mép chè phí trên tả luy dương, hố cách hố 35-40cm, rộng 10-15cm, sâu 10-15cm, rải đều phân rồi lấp đất kín

< 80kg

+30 – 35kg NPK

16.8.4 hoặc NPK 16.8.8

+25-30kg NPK 16.8.4 hoặc NPK 16.8.8

80-100kg

+35 – 40kg NPK

16.8.4 hoặc NPK 16.8.8

+30-35kg NPK 16.8.4 hoặc NPK 16.8.8

100-120kg

+40 – 45kg NPK

16.8.4 hoặc NPK 16.8.8

+35-40kg NPK 16.8.4 hoặc NPK 16.8.8

>120kg

+45 – 50kg NPK

16.8.4 hoặc NPK 16.8.8

+40-45kg NPK 16.8.4 hoặc NPK 16.8.8

 

Lưu ý: Cây chè được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển khác phân NPK thông thường ở chỗ cùng một lúc cung cấp đồng thời, cân đối, đầy đủ 13 chất dinh dưỡng cần thiết cho cây chè gồm các chất đa lượng là đạm, lân, kali và các chất trung lượng là magie, canxi, lưu huỳnh, silic. Các chất vi lượng là kẽm, bo, đồng, sắt, mangan…

Vì thế, cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, lá xanh, sáng bóng, nhiều búp, búp mập, dễ thu hái, chè rất ít nhiễm sâu bệnh.

Từ đó, giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu, năng suất chất lượng chè được cải thiện và tăng lên rõ rệt, đồng thời giảm thiểu công bón phân, nâng cao độ màu mỡ cho đất trồng chè, kéo dài tuổi thọ của cây chè.

Nhiều năm qua, bà con nông dân trồng chè ở Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương (Thái Nguyên), Cty Liên doanh chè Phú Đa, Phú Bền (Phú Thọ)… đã sử dụng phân bón Văn Điển năng suất chè tăng gấp 2- 3 lần so với bón phân đơn, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng chè được nâng cao, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người trồng chè.

Xem thêm
Vịt Xiêm lai Pháp thích hợp cho chăn nuôi nhỏ lẻ

ĐBSCL Tại ĐBSCL, mô hình nuôi vịt Xiêm lai Pháp được bà con nông dân đánh giá mang lại hiệu quả cao, thích hợp cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).