| Hotline: 0983.970.780

Phản đối luật cấm phụ nữ ngồi dang chân đi xe máy

Thứ Tư 09/01/2013 , 09:09 (GMT+7)

Lời giải thích chính thức của chính quyền nói phụ nữ ngồi hai bên trên xe máy sẽ “gây khó chịu cho tài xế nam” vì tư thế đó bị coi là “không đứng đắn”.

Các nhóm nhân quyền đã hối thúc chính quyền Indonesia ngăn chặn một dự luật cấm phụ nữ ngồi dạng chân trên xe máy ở tỉnh sùng Hồi giáo Aceh, nơi việc ngồi xe máy theo tư thế đó bị coi là “không đứng đắn”.


Phụ nữ ở Banda Aceh sẽ bị cấm ngồi theo tư thế này khi đi xe máy vì nó có thể khiến người lái là đàn ông mất tập trung.

Thị trưởng thành phố Lhokseumawe ở Aceh, nơi luật Hồi giáo sharia được áp dụng, đã đăng một lá thư ngày 7/1 giải thích cho việc phụ nữ phải ngồi một bên xe máy “để tránh những hành vi phi đạo đức.”

“Phụ nữ trưởng thành ngồi đằng sau xe máy… không được ngồi để chân hai bên trừ khi trong tình trạng khẩn cấp,” lá thư của thị trưởng Suaidi Yahya viết, khẳng định rằng lệnh cấm này cũng bao gồm luôn việc phụ nữ chạy xe máy.

Lời giải thích chính thức được đưa ra tuần trước nói phụ nữ ngồi hai bên trên xe máy sẽ “gây khó chịu cho tài xế nam” và đi ngược lại luật Hồi giáo. Lá thư cũng đề xuất cấm nam giới và phụ nữ ôm nhau và nắm tay khi ngồi xe máy, cũng như cấm quần áo quả mỏng nơi công cộng.

Động thái này diễn ra sau khi các nhà lãnh đạo từ Aceh, tỉnh duy nhất ở Indonesia còn áp dụng luật Sharia ngặt nghèo, thông qua hàng loạt dự luật mới bao gồm cấm phụ nữ mặc quần bó, ném đá tội ngoại tình và cấm người đồng tính.


Một phụ nữ ở Lhokseumawe ngồi dạng chân khi đi xe máy. Tư thế này sẽ bị cấm.

Những nhà hoạt động nhân quyền địa phương đã bác bỏ các lệnh cấm đề xuất vì “nó hoàn toàn phớt lờ các nguyên tắc để lái xe,” bà Roslina Rasyid từ Hiệp hội hỗ trợ công lý cho phụ nữ Indonesia ở Lhokseumawe, nói.

“Ngồi hai bên thì mới có thể lái xe an toàn, và tôi chắc chắn hầu hết mọi người chỉ có thể ngồi một bên xe máy được 15 phút. Điều gì sẽ xảy ra nếu một người hơi nặng cân và ngồi nghiêng một bên? Có thể dẫn tới tai nạn.”

Nhà hoạt động Andy Yentriyani thuộc Ủy ban quốc gia về bạo hành với phụ nữ nói chính sách này là “một phần của chính sách phân biệt đối xử với phụ nữ ở đất nước này nhân danh tôn giáo và đạo đức.” Nhưng chính quyền trung ương nói họ không thể xem xét lại lệnh cấm vì nó chưa được chính thức hóa và không bao gồm các hình phạt.

Truyền thông địa phương cũng cho biết bộ trưởng nội vụ Indonesia sẽ xem xét dự luật nếu nó được thông qua. Nhưng tổng giám đốc phụ trách các vùng tự trị của bộ, Djohermansyah Djohan, thông báo: “Chúng tôi sẽ phải để người dân Aceh quyết định có thông qua luật đó hay không”.

(Vietnam+)

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.