| Hotline: 0983.970.780

Phát huy vốn quý bản địa, Mường Lống không còn nạn đói

Thứ Ba 26/10/2021 , 10:50 (GMT+7)

NGHỆ AN Chất lượng bữa ăn được cải thiện, đời sống dân sinh ngày càng được nâng cao, nghèo đói không còn bủa vây là những điều người dân Mường Lống đã làm được.

Áp dụng mô hình chăn nuôi hàng hóa giúp người dân Mường Lống cải thiện nguồn thu, nâng tầm cuộc sống. Ảnh: Việt Khánh.

Áp dụng mô hình chăn nuôi hàng hóa giúp người dân Mường Lống cải thiện nguồn thu, nâng tầm cuộc sống. Ảnh: Việt Khánh.

Một thời gian dài vùng đất cao Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An) chìm nghỉm trong khốn khó. Bất lợi về địa hình, hạn chế về nhận thức, thêm sự đọa đày đến từ loại hoa anh túc chết người khiến tình hình càng thêm phần ủ ê.

Tuy nhiên đó là những ký ức đã xưa cũ, nay với sự nhập cuộc quyết liệt của Đảng và Nhà nước thông qua nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ (Chương trình 135, Không còn nạn đói…), kết hợp đi sâu bám sát, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào những nút thắt dần được tháo gỡ.

Tư tưởng thụ động đã được đẩy lùi, thay vào đó là sự mạnh bạo trong lối nghĩ, cách làm. Nhịp sống Mường Lống đang thay đổi đến ngỡ ngàng, thành quả có được thể hiện sự nỗ lực, gắng sức không ngừng của đồng bào nơi đây.

Vẫn những con người ấy, vẫn ngày ngày hít thở bầu không khí đặc trưng nhưng họ thực sự lột xác về tư duy, cách nghĩ. Càng vui hơn khi không chỉ là những cá thể đơn lẻ, thực tế phong trào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đang hình thành rộng khắp.

Đồng bào trên cổng trời Mường Lống vốn dĩ hay lam hay làm, không ngại khó ngại khổ, cái họ thiếu trước kia là hoạch định mang tính dài hơi. Nay dưới định hướng sâu sát của chính quyền sở tại cùng cơ quan chuyên ngành, nhiều gia đình đã tập trung ứng dụng mô hình “chăn nuôi con giống bản địa” làm hướng phát triển chính.

Gà đen là giống gà đặc sản của đất Mường Lống, nhờ manh dạn thay đổi cách thức nay đã phát huy được giá trị sẵn có. Ảnh: Võ Dũng.

Gà đen là giống gà đặc sản của đất Mường Lống, nhờ manh dạn thay đổi cách thức nay đã phát huy được giá trị sẵn có. Ảnh: Võ Dũng.

Thành quả thực tế đã nói thay tất cả, thu nhập ổn định từ những mô hình chăn nuôi hàng hóa tại Mường Lống đã góp phần giúp địa phương thực hiện mục tiêu “kép”, vừa đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo lại cải thiện chất lượng cuộc sống, qua đó nâng cao tầm vóc cho người bản địa, đặc biệt là phụ nữ và trẻ nhỏ.

Vẫn biết giống gà đen là đặc sản trứ danh của Mường Lống, có điều trước đây người dân chỉ nuôi rải rác dạng nông hộ là chính, bởi thế không phát huy được tối đa giá trị. Nay mạnh dạn chuyển sang nuôi hàng hóa, áp dụng chuỗi giá trị liên kết tức thì hiệu quả tăng lên rõ rệt.

Khởi nguồn câu chuyện bắt đầu từ năm 2019, ngay sau chuyến công tác thực tế của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại đất Kỳ Sơn. Nhận thấy tính khả thi cao của “vốn quý” bản địa, đơn vị này đã chỉ đạo hỗ trợ, tiến tới xây dựng mô hình điểm tại dãy đất cao Mường Lống.

Trên tinh thần đó 4.000 con giống gà đen địa phương đã được trao tận tay đến 12 hộ gia đình. Các đối tượng tham gia còn được hỗ trợ một phần thức ăn chăn nuôi, được tập huấn, tiếp thu khoa học kỹ thuật, được hướng dẫn cách phòng dịch đúng quy chuẩn. Trên hết là được làm quen với xu thế phát triển kinh tế tập thể, định hình thị trường.

Manh nha từ những mô hình chăn nuôi đơn thuần, đến nay các hộ đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức, tiến tới thành lập HTX Nông nghiệp và du lịch cộng đồng với 7 thành viên. Đây là lực lượng nòng cốt để cụ thể hóa mục tiêu nâng tầm sản phẩm nông nghiệp đặc trưng theo hướng hàng hóa, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã.

Ông Vừ Tồng Pó thu được thành công lớn từ giống gà quý. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Vừ Tồng Pó thu được thành công lớn từ giống gà quý. Ảnh: Việt Khánh.

Xuyên suốt hành trình nâng tầm giống gà quý, ông Vừ Tồng Pó, 50 tuổi, sống ở bản Mường Lống 1 chính là hạt nhân. Áp dụng quy trình mới mang lại cho gia đình ông Pó hàng trăm triệu đồng/ năm. Nhâm nhi tách trà nóng, ông Pó nói: “Người Mường Lống nay khác rồi, cách thức, tư duy cũng có nhiều biến chuyển. Căn nhà mới xây chỉ dùng để ở thôi, nơi nuôi gà được Pó tách biệt lập, nằm tít sâu sau dãy đồi cao”.

Bấy lâu nay gia đình duy trì đều đặn tổng đàn khoảng 1.200 con gà thương phẩm, bình quân một lứa kéo dài tận 5 tháng, khi trọng lượng đạt từ 1,2 - 1.5kg mới xuất bán với mức giá khoảng 200.000 đồng/kg. Cao ngất ngưỡng là vậy nhưng thị trường cực kỳ ưa chuộng, tình trạng ứ đọng nguồn cung gần như không xuất hiện bao giờ.

Cơ sở của ông Pó còn cung cấp giống cho các hộ có nhu cầu nuôi và tái đàn. Sơ bộ trang trại xuất từ 8.000 - 9.000 con/ năm, do chu kỳ rất ngắn (từ khi nở đến khi xuất bán chỉ trong 1 tuần – PV) nên hiệu quả kinh tế rất khá, nhìn chung cao gấp nhiều lần so với các hình thức thông thường.

Là gương sáng điển hình trong kinh doanh sản xuất, ông Vừ Tồng Pó vinh dự được biểu dương là Hội viên sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Cùng với Vừ Tồng Pó, các thành viên khác của HTX cũng sống tốt, sống khỏe với nghề, nói thế để thấy tín hiệu chung thực sự đáng mừng.

Nuôi trâu bò vỗ béo cũng là phương án được số đông người dân Mường Lống lựa chọn. Ảnh: Võ Dũng.

Nuôi trâu bò vỗ béo cũng là phương án được số đông người dân Mường Lống lựa chọn. Ảnh: Võ Dũng.

Ngoài chăn nuôi gia cầm, hình thức vỗ béo trâu bò tại Mường Lống cũng tạo ra khác biệt. Không ngẫu nhiên mô hình này thu hút trên dưới 250 hộ dân cùng tham gia. Qua số liệu thống kê nhà nào ít cũng sở hữu vài ba con, hộ nhiều lên đến hàng chục, giá trị tài sản ước tính không hề nhỏ.

“Đây là nét văn hóa truyền thống của người Mường Lống, qua thời gian bà con đã biết kết hợp để gia tăng nguồn thu, cải thiện sinh kế. Nuôi bò vỗ béo không quá khó nhưng đòi hỏi sự chuân chuyên. Với người thạo việc chỉ cần khoảng 3 tháng là hoàn thành một đợt vỗ béo, hết lứa này lại bổ sung lứa khác, cứ thế quay vòng đều đặn 3 đợt trong năm”, Phó Chủ tịch Lầu Bá Chò chia sẻ.

Mường Lống nay đã khác, chất lượng cuộc sống của đồng bào có nhiều chuyển biến. Ảnh: Võ Dũng.

Mường Lống nay đã khác, chất lượng cuộc sống của đồng bào có nhiều chuyển biến. Ảnh: Võ Dũng.

Một đồn mười mười đồn trăm, cứ thế thương hiệu bò vỗ béo Mường Lống ngày càng vang xa. Trên thực tế, cánh thương lái khắp cả nước, từ Anh Sơn, Đô Lương đến tận Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng đều tranh thủ tìm về “ăn hàng” mỗi khi vào vụ. Hàng năm Mường Lống xuất ra thị trường trên 1.000 con bò vỗ béo, nhờ nguồn thu này nhiều hộ vươn mình lên hàng khá giả, có của ăn của để, duy trì mức sống khá sung túc, đủ đầy.

Năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên quá trình tiêu thụ khó khăn hơn, có thời điểm cả xã “tồn đọng” trên 400 con. Dù vậy bò vỗ béo là mặt hàng có tính đặc thù, thời gian kéo dài càng lâu chất lượng thịt càng đảm bảo, thế nên thị trường dẫu chững lại đôi chút cũng không quá đáng ngại.

                                                                   

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.