| Hotline: 0983.970.780

Phạt tới 200 triệu đồng hành vi xâm hại môi trường sống các loài thủy sản

Chủ Nhật 25/12/2022 , 08:54 (GMT+7)

Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, trong đó có bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Gây tổn hại đến môi trường sống của các loài thủy sản, bị phạt tới 200 triệu đồng

Điều 6, Nghị định 42 nêu rõ về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

Cụ thể: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi không dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá.

Không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản; cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản;

Một số vùng biển của nước ta đang có dấu hiệu suy giảm đa dạng sinh học.

Một số vùng biển của nước ta đang có dấu hiệu suy giảm đa dạng sinh học.

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản hoặc hệ sinh thái thủy sinh hoặc khu vực thủy sản tập trung sinh sản hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống; phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi lấn, chiếm hoặc gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

Đặc biệt, đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản bị phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi trên là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm chính.

Vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản

Điều 7 Nghị định 42 quy định: 1. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá;

b) Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản;

c) Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản;

d) Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.

2. Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đã được quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; Buộc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Cấm tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép trong khu bảo tồn

Điều 9, Nghị định 42 quy định vi phạm về quản lý khu bảo tồn biển như sau: Đối với các hành vi thả phao trái phép; điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; tàu cá; tàu biển và các loại phương tiện thủy khác hoạt động trái phép; tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép; xây dựng trái phép công trình hạ tầng; nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trái phép tại vùng đệm của khu bảo tồn biển sẽ bị xử phạt từ 50 – 70 triệu đồng.

Buộc tháo dỡ các công trình xâm hại khu bảo tồn biển Phú Quốc.

Buộc tháo dỡ các công trình xâm hại khu bảo tồn biển Phú Quốc.

Đặc biệt, nếu một trong số các hành vi vi phạm trên thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn thì sẽ bị phạt từ 70 - 100 triệu đồng.

Tại phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển, các hành vi vi phạm về thả phao trái phép; điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; tàu cá, tàu biển và cá loại phương tiện thủy khác hoạt động trái phép; tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép và hành vi bị cấm khác bị phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng.

Chưa dừng lại ở đó, các hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt sẽ bị xử phạt từ 150 – 200 triệu đồng, đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi xây dựng trái phép công trình hạ tầng.

Xem thêm
Nuôi tôm không xả thải, thành tựu lớn của ngành thủy sản

CÀ MAU Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm siêu thâm canh 3 giai đoạn tuần hoàn nước đã được đầu tư và thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương của tỉnh Cà Mau.

Địa phương phải rút kinh nghiệm về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tư pháp phát hiện một số tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản tại các địa phương.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.