| Hotline: 0983.970.780

Phát triển 6 loại cây ăn trái đặc sản tạo vùng sản xuất tập trung

Thứ Sáu 09/06/2023 , 12:16 (GMT+7)

Sóc Trăng Đến năm 2025, Sóc Trăng sẽ có 6 loại cây ăn trái đặc sản hình thành được những vùng sản xuất tập trung, theo hướng an toàn sinh học để nâng cao chất lượng.

Tỉnh Sóc Trăng đang lên kế hoạch thực hiện Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản của tỉnh, giai đoạn 2023 – 2025, dự kiến nguồn kinh phí hơn 24 tỷ đồng sẽ được đầu tư để vực dậy lĩnh vực này.

Nhãn là một trong sáu loại trái cây chủ lực, chiếm trên 2.800ha được Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng tập trung phát triển trong giai đoạn giai đoạn 2023 – 2025. Ảnh: Kim Anh.

Nhãn là một trong sáu loại trái cây chủ lực, chiếm trên 2.800ha được Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng tập trung phát triển trong giai đoạn giai đoạn 2023 – 2025. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trần Vĩnh Nghi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng đánh giá, mục tiêu của dự án nhằm hướng tới hình thành những vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, theo hướng an toàn sinh học để nâng cao chất lượng.

Từ đây có thể mời gọi các doanh nghiệp đến để liên kết tiêu thụ, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu các sản phẩm cây ăn trái đặc sản của tỉnh đến người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Cụ thể, Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023 – 2025 dự kiến tập trung phát triển 6 loại trái cây chủ lực là nhãn, vú sữa, xoài, bưởi, sầu riêng và mãng cầu. Theo dự án, từ nay đến năm 2025 sẽ cải tạo 370ha và trồng mới 280ha các loại trái cây nêu trên.

Bên cạnh đó, phấn đấu củng cố, phát triển từ 10 – 15 hợp tác xã, thực hiện 15 mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, 15 mô hình rải vụ. Hướng đến đẩy mạnh xuất khẩu trái cây đặc sản, tỉnh Sóc Trăng quyết tâm xây dựng 50 mã số vùng trồng, 5 nhãn hiệu và tem truy xuất nguồn gốc. Đồng thời xây dựng 2 cơ sở thu gom, sơ chế, đóng gói sản phẩm cây ăn trái được cấp mã số, nhất là xây dựng 5 chuỗi liên kết tiêu thụ cây ăn trái một cách bền vững.

Trái vú sữa ở Sóc Trăng đã xây dựng được thị trường xuất khẩu lớn và ổn định. Ảnh: Kim Anh.

Trái vú sữa ở Sóc Trăng đã xây dựng được thị trường xuất khẩu lớn và ổn định. Ảnh: Kim Anh.

Ông Nghi cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực sơ chế nông sản, mảng chế biến vẫn còn yếu. Thời gian qua tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là mảng chế biến sâu cho mặt hàng nông sản với nhiều ưu đãi và chính sách hỗ trợ hấp dẫn.

Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng khi vào thực tiễn sẽ góp phần giúp nông dân giảm chi phí sản xuất từ 5 – 10%, gia tăng lợi nhuận từ 20 – 30%. Ngoài ra còn tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định và khai thác hiệu quả thế mạnh đặc thù điều kiện tự nhiên của địa phương.

Trong niên vụ 2022 – 2023, mặt hàng vú sữa của tỉnh Sóc Trăng đã được liên kết tiêu thụ với nhiều doanh nghiệp để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với sản lượng trên 118 tấn. Ngoài ra, vú sữa, bưởi năm roi, bưởi da xanh cũng được phân phối tới nhiều siêu thị trong nước và các chợ đầu mối với sản lượng hơn 1.200 tấn.

Xem thêm
Người làm nên thương hiệu 'heo say xỉn'

NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.

Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.