| Hotline: 0983.970.780

Quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển ở Việt Nam

Thứ Sáu 24/03/2023 , 16:18 (GMT+7)

Vận hành hiệu quả hệ thống các khu bảo tồn biển không chỉ nhằm bảo toàn tính bền vững của các vùng biển, nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế biển xanh.

Từ ngày 20 - 24/3, tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Tổng cục Thủy sản phối hợp với liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Biển xanh (Greenhub) tổ chức chuỗi hoạt động tập huấn và Hội thảo quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển xanh và bền vững ở Việt Nam.

Hội thảo bao gồm “Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực quản lý hiệu quả mạng lưới khu bảo tồn biển và Vườn quốc gia tại Việt Nam” và “Quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển xanh và bền vững ở Việt Nam”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn bãi đẻ rùa biển có sự tham gia của cộng đồng và giảm đánh bắt không chủ ý tại Việt Nam” với sự hỗ trợ tài chính của cơ quan dịch vụ Nghề cá và động vật hoang dã Hoa Kỳ do IUCN thực hiện.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.T.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.T.

Theo báo cáo, kinh tế biển xanh đã được hầu hết các quốc gia công nhận là giải pháp phát triển bền vững biển và dần đưa thành yêu cầu bắt buộc trong chiến lược, chính sách phát triển. Kinh tế biển xanh được hiểu là “sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, đại dương nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế, đồng thời bảo tồn sức khỏe của các hệ sinh thái biển, đại dương”.

Trong bối cảnh nhận thức về kinh tế biển xanh còn chưa đầy đủ, quy mô kinh tế biển còn nhỏ, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, môi trường biển bị thay đổi theo chiều hướng xấu hơn. Ngày càng nhiều chất thải, đặc biệt là rác thải nhựa, không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển làm gia tăng mức độ mô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản.

Nhằm giải quyết các vấn đề trên, Chính phủ đã ban hành các quy định và thực hiện cam kết của Liên hợp quốc về “Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững”; “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030”.

Dự kiến đến năm 2025, 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa và đến năm 2030, 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa. Quyết định của Bộ NN-PTNT về “Kế hoạch quản lý rác thải nhựa đại dương giai đoạn 2021-2030 xác định đến năm 2025”. Theo đó, 100% các khu bảo tồn biển xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa.

Các hệ sinh thái biển, ven biển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, điều hòa thời tiết khí hậu và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đặc biệt, các hệ sinh thái này đã tạo tiềm năng bảo tồn thiên nhiên biển rất lớn và cung cấp dịch vụ quan trọng để phát triển các ngành, nghề kinh tế biển theo hướng bền vững như nghề cá, nuôi trồng, du lịch biển…

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: N.T.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: N.T.

Hệ thống các khu bảo tồn biển được thành lập không chỉ góp phần bảo đảm cân bằng sinh thái vùng biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo đảm chức năng điều hòa môi trường, cung cấp nguồn giống và nguồn lợi hải sản mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế ở địa phương lâu dài.

Việc thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống các khu bảo tồn biển không chỉ nhằm bảo toàn tính bền vững của các vùng biển, nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế biển xanh dựa vào các nguồn lực tự nhiên mà còn có ý nghĩa pháp lý to lớn. Từ đó, góp thêm cơ sở và cung cấp các công cụ hành chính và pháp luật trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích của nước ta ở Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.

Để mở rộng diện tích các khu bảo tồn trở thành nội dung quan trọng của kinh tế biển xanh. Quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển được xem là một trong những phương thúc hữu hiệu, ít tốn kém để duy trì, quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học biển, bảo đảm nhu cầu sinh kế của ngư dân. Tuy nhiên, trên thực tế các khu bảo tồn biển và vườn quốc gia rất cần được hỗ trợ về tài chính lẫn kỹ thuật, nâng cao năng lực để có thể thực hiện được các nhiệm vụ được giao cũng như có thể chủ động hơn trong công tác bảo tồn.

Mục đích của hội thảo là thảo luận và lấy ý kiến đóng góp về một số quy định pháp luật và chính sách liên quan đến thành lập, quản lý khu bảo tồn biển và bảo vệ nguồn thủy sản. Bàn giải pháp quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển.

Dự thảo quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2012-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái biển nhằm đạt mục tiêu 3% diện tích vùng biển Việt Nam đến năm 2025 và 6% đến năm 2030.

Xem thêm
Đổi đời nhờ nuôi ba ba: [Bài 2] Thành triệu phú, tỷ phú

YÊN BÁI Hiện nay ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn có gần 500 hộ nuôi ba ba, loài vật đặc sản này đã giúp cho nhiều nông dân đổi đời, trở thành những triệu phú, tỷ phú.

Lĩnh 9 tháng tù treo vì khai thác thủy sản bất hợp pháp

QUẢNG NINH Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng Nguyễn Văn Téc vẫn tiếp tục sử dụng kích điện trên tàu cá để khai thác thủy sản tại vùng lõi vịnh Hạ Long.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Chuyện ghi bên phá Tam Giang [Bài 3]: Những làng chài vắng bóng thanh niên

THỪA THIÊN - HUẾ Về những làng quê bên phá Tam Giang bây giờ, hầu như nhà nào cũng chỉ toàn người già, con trẻ. Hỏi mới biết rằng, thanh niên lớn lên đều tìm đường làm ăn xa.