| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị: Công trình tiền tỷ vẫn không có nước dùng

Thứ Năm 26/03/2009 , 10:14 (GMT+7)

Cho dù đã được Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng công trình nước sạch phục vụ dân sinh nhưng thiếu vẫn hoàn thiếu.

Hệ thống ống nước rò rỉ thẳng ra suối
Hiện nay, ở hầu hết các thôn của xã Tà Rụt (huyện ĐaKrông, Quảng Trị) đã lâm vào cảnh thiếu nước sạch để dùng, cho dù ở đây đã được Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng công trình nước sạch phục vụ dân sinh… 

Được biết, xã Tà Rụt được đầu tư 3 công trình nước sạch để phục vụ cho người dân của 9 thôn. Công trình nước sạch Tà Hẹp (xây dựng năm 2006), cung cấp nước sạch cho thôn Tà Hẹp; công trình nước sạch A Vương (xây dựng năm 2007), nhằm cung cấp nước sạch cho người dân thôn A Vương,  mỗi công trình được đầu tư trên 1 tỷ đồng. Riêng công trình A Pun (xây dựng năm 2006) với tổng mức đầu tư là 2,8 tỷ đồng, nhằm cung cấp nước cho 4 thôn là A Pun, Tà Rụt 1, Tà Rụt 2, Tà Rụt 3...

Trao đổi với chùng tôi, ông Trần Đình Bắc - Chủ tịch UBND xã Tà Rụt cho hay: “Trong các công trình nước sạch này thì có công trình A Vương đang được sử dụng khá tốt. Tuy vậy, tại đoạn ống ở km 40 đã có hiện tượng hư hỏng nên người dân ở đây vẫn phải dùng nước suối. Công trình Tà Hẹp hiện chỉ phát huy được đoạn đầu nguồn nước, đoạn cuối nguồn thì chịu dừng. Riêng công trình A Pun đã không dùng được nữa...”. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao, ông Chủ tịch xã trả lời: “Các công trình bị hư hại là do bão, lũ...”. Khi được hỏi có nguyên nhân do người dân phá không thì ông chủ tịch không trả lời mà chuyển sang nói chuyện khắc phục: “Hiện nay, UBND xã đã có tờ trình gửi lên huyện để kêu gọi đầu tư sửa chữa. Trong đó xã dự trù xin kinh phí khắc phục hệ thống công trình A Pun khoảng 250 triệu đồng”.

“Cách đây 3 năm, khi bể nước A Pun đi vào hoạt động cung cấp nước cho đồng bào, ai cũng mừng vì có nước sạch. Nhưng được một thời gian sau lại phải xuống suối lấy nước về dùng vì công trình không có nước nữa...”, ông Hồ Trọng Biên - Bí thư Đảng ủy xã Tà Rụt cho biết.

Để biết công trình A Pun hư hỏng đến đâu, chúng tôi nhờ một người dân thôn A Pun đưa đường vào đến tận nơi. Đi khoảng 5 km qua mấy cánh rừng nhỏ, chúng tôi đến bề nước đầu nguồn. Cây cối um tùm, bao vây khu bể. Toàn bộ 3 khoang chứa của bể đều có vấn đề. Khoang giữa trong tình trạng nước cạn gần đáy; 2 khoang hai bên có nước nhưng ống nước đã bị mất và nước trong bể cứ thế tuôn chảy ra ngoài... Dọc theo đường ống nước dẫn về các thôn, nhiều đoạn bị hở hoặc rỉ sét, đứt đoạn. Một đoạn ống dẫn nước băng qua con suối, ống nước hở chỗ khớp nối và nước cháy ồ ồ cấp thẳng về cho dòng suối.

Để có nước sinh hoạt, người dân trong vùng phải đi xách nước ở sông Tà Rụt. Cô giáo Kim Oanh đã dạy học ở đây hơn 10 năm, vừa đi lấy nước về, mệt nhọc đứng thở một lúc rồi phân trần: “Mấy thầy cô trẻ thường đi lấy nước cho người lớn tuổi dùng chung. Nhưng hôm nào bận dạy thì phải phân công nhau về suối. Nước suối cũng không được sạch, hôm nào trời mưa thì đổi màu nhìn thấy lo. Nhưng không dùng thì cũng chẳng biết lấy nước ở đâu. Có mưa thì hứng dùng được vài hôm cũng hết...”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.