| Hotline: 0983.970.780

Quốc gia có 30 nông dân tự tử hàng ngày

Chủ Nhật 20/03/2022 , 11:55 (GMT+7)

Cuộc sống của hơn 260 triệu người làm việc trong khu vực nông nghiệp ở Ấn Độ ngày một tệ khi mỗi ngày có khoảng 30 nông dân tự tử để thoát khỏi nợ nần.

Nợ nần cùng với biến đổi khí hậu gây thất bát mùa màng đã khiến cho vấn nạn nông dân tự tử ở Ấn Độ ngày càng trầm kha. Ảnh: Sott.net

Nợ nần cùng với biến đổi khí hậu gây thất bát mùa màng đã khiến cho vấn nạn nông dân tự tử ở Ấn Độ ngày càng trầm kha. Ảnh: Sott.net

Theo số liệu của chính phủ, vào năm 2020 quốc gia hơn một tỷ người này có tới hơn 10.000 nông dân tự tử, tự kết liễu cuộc đời mình. Điều này phản ánh một thực trạng là nền kinh tế nông nghiệp xương sống của Ấn Độ - những người nông dân và gia đình họ - đang suy sụp. Họ phải đối mặt với những áp lực đè nặng hàng ngày như nợ nần chồng chất, không thể vượt qua, môi trường suy thoái và tỷ lệ ung thư cao liên quan đến việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Theo các chuyên gia, sự căng thẳng này được kết hợp bởi biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, từ cạn kiệt nước ngầm đến thiếu nước tưới gây thiệt hại mùa màng do nhiệt độ tăng cao đã khiến nhiều nông dân bế tắc và tìm đến cái chết để giải thoát.

Nông nghiệp được ví là một ngành kinh tế bất trắc nhất ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên nông dân ở Ấn Độ còn bị vùi dập bởi hàng loạt những vấn đề tồi tệ gối nhau khi họ đang chết chìm trong sự biến động do cuộc Cách mạng Xanh, bắt đầu vào những năm 1960 như một cách thức của quá trình công nghiệp hóa ngành nông nghiệp với hạt giống năng suất cao, cơ giới hóa và thuốc trừ sâu.

Trong một số trường hợp, nông dân không thể làm việc trên đất của họ do bệnh tật liên quan đến thuốc trừ sâu và phân bón gây ra từ cuộc cách mạng. Họ đang phải đối mặt với những cuộc chiến thâm căn cố đế, chống lại các tập đoàn đa quốc gia và đồng thời phải vay nợ hàng năm để thực hiện chu kỳ sản xuất nông nghiệp.

Một khi nông dân không thể vay vốn từ các ngân hàng hợp pháp, những kẻ cho vay ngoài luồng nặng lãi bước vào cuộc chơi, với lãi suất cắt cổ và tạo ra một cái bẫy nợ không thể tránh khỏi cho nông dân, rốt cuộc nhiều trường hợp đã đẩy họ đến chỗ tự sát.

Bang Punjab được mệnh danh là cái nôi của nông nghiệp Ấn Độ, trong khi nó chỉ có khoảng 3% diện tích đất canh tác, nhưng chiếm tương đương gần 20% diện tích lúa mì và 12% diện tích lúa gạo của cả nước. Những gì xảy ra ở Punjab là một dấu hiệu cảnh báo cho phần còn lại của đất nước khi trong 5 năm qua, các vụ tự tử ở bang này đã tăng hơn 12 lần.

Ở một đất nước gần 1,4 tỷ dân, nơi có gần 60% dân số dựa vào nông nghiệp để sinh nhai thì việc cải tổ hiệu quả ngành nông nghiệp của Ấn Độ đang thực sự là một vấn đề sinh tử.

Cuộc biểu tình của nông dân Ấn Độ chống đạo luật nông nghiệp mới vào cuối năm ngoái. Ảnh: AFP

Cuộc biểu tình của nông dân Ấn Độ chống đạo luật nông nghiệp mới vào cuối năm ngoái. Ảnh: AFP

Các chuyên gia cho rằng, mặc dù rõ ràng là nông dân Ấn Độ đang phải đối mặt với vô số trở ngại khiến họ gần như không thể nào nuôi sống nổi gia đình, nhưng điều mà chúng ta không thể nào nắm bắt chính là mức độ của vấn đề.

Tự tử là bất hợp pháp ở Ấn Độ, và những ai tiếp tay hoặc hỗ trợ cho hành vi này bị phát giác sẽ phải chịu án tù cho nên việc điều tra, thu thập dữ liệu chính xác vấn nạn này cực kỳ khó khăn.

Các chuyên gia lưu ý trong nhiều năm rằng, việc hình sự hóa nạn nông dân tự tử đã dẫn đến việc báo cáo thiếu nghiêm trọng về vấn nạn này trên khắp đất nước, cũng như hạn chế khả năng trao quyền cho mọi người dân được tiếp cận điều trị sức khỏe tâm thần và đồng thời là một bước khác để hướng tới một giải pháp.

Do đó những kẻ cho nông dân vay nặng lãi thường lọt qua các kẽ hở điều tra của nhà chức trách, trong khi các phương án cho vay khả thi hơn cho nông dân cũng không xuất hiện.

Đặc biệt là việc cấm các loại thuốc trừ sâu độc hại trong canh tác nông nghiệp cũng được coi là một cách hiệu quả và ít tốn kém để ngăn chặn nạn tự tử. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ấn Độ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới, với ước tính khoảng 170.000 người đã tự tước đi mạng sống của mình hàng năm.

Vào đầu tháng 12 năm 2021, hơn 250 triệu người dân Ấn Độ đã tham gia cuộc biểu tình đình công trên toàn quốc, để thể hiện tinh thần đoàn kết chống lại các khoản chi phí vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng phi mã, buộc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phải thông báo sẽ bãi bỏ các dự luật nông nghiệp gây ra cuộc biểu tình của nông dân. Sự kiện tuần hành nhằm phản ứng với đạo luật nông nghiệp mới, nới lỏng các quy tắc xung quanh việc bán, định giá và lưu trữ nông sản vốn đã bảo vệ nông dân khỏi một thị trường không được kiểm soát trong nhiều thập kỷ.

Trong khi có nhiều điều để ăn mừng, những người hiểu rõ hoàn cảnh của nông dân Ấn Độ hiểu sâu sắc hơn rằng quyết định bãi bỏ đạo luật nông nghiệp mới của Ấn Độ không phải là kết thúc của cuộc đấu tranh - mà đói mới chỉ là bước khởi đầu.

(CNN; ToI)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất