| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch quản lý Di tích quốc gia - Đền Cô Tân An chưa bài bản

Thứ Ba 07/03/2023 , 14:27 (GMT+7)

Là di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng nhiều năm huyện Văn Bàn để tư nhân nhận khoán trông coi. Do vậy, công trình vẫn cứ… y nguyên. Không được đầu tư bài bản.

IMG_1447

Một góc di tích lịch sử cấp quốc gia - Đền Cô Tân An - được bố trí lộn xộn. Ảnh: Hải Đăng

Phân chia bãi đỗ, ki-ốt trên di tích

Di tích lịch sử Đền Cô Tân An nằm bên bờ sông Hồng thuộc xã Tân An (huyện Văn Bàn, Lào Cai). Ngôi đền còn có tên gọi Đền Cô Bé Thượng Ngàn, thờ nữ chúa Thượng Ngàn có tên Nguyễn Hoàng Bà Xa, có công chinh phạt giặc ác, giữ yên bờ cõi, được cư dân vùng Bảo Hà và Khau Ban (Văn Bàn cổ xưa) suy tôn là Thánh Mẫu.

Lễ hội của đền diễn ra vào ngày 17 tháng Giêng (âm lịch), nên thu hút đông đảo du khách thập phương đến viếng thăm. Từ đây phát sinh những bất cập mà những chủ kinh doanh ki-ốt mong muốn Ban quản lý đền cần khắc phục ngay từ việc tưởng chừng nhỏ nhất, đỗ xe. 

Việc kẻ vạch đỏ phân chia sân Đền Cô Tân An ra làm 2 bãi đỗ xe đã diễn ra từ lâu, không xa lạ với những người dân xung quanh nhất là những hộ kinh doanh trong khu di tích. 

"Cơm lần gạo lượt, mỗi nhà lần lượt mời một xe, trừ khách quen. Đến lượt nhà này thì nhà này mới được mời còn không ngồi yên cho người khác mời, không được phá mục, người ta đánh cho đấy", chủ một ki-ốt nói. 

Nếu chỉ dừng ở việc phân chia khách của các ki-ốt, chắc cũng không có điều tiếng gì xảy ra. Thế nhưng, việc đậu đỗ xe làm ăn hưởng không nhỏ đến việc làm ăn kinh doanh. Khuôn viên đền chật hẹp, đậu đỗ xe chắn lối gần cổng vào có thể làm ảnh hưởng ngay đến thu nhập của những hộ bên trong, gần đền hơn, có giá thuê cao.

IMG_1446

Chủ những ki-ốt tự bỏ tiền thuê bảo vệ, dẫn xe của khách vào bãi đỗ. Ảnh: Hải Đăng

Trước đây, nhà đền có bảo vệ chia các xe vào từ cổng chính sang 2 bên nhưng giờ thì không. Toàn bộ bảo vệ, hướng dẫn xe ra vào đều do các hộ kinh doanh tại đây thuê.

Có mặt tại đây, 4 bảo vệ xoay vòng trong sân. Chỉ lối cho xe vào ra, công việc tưởng dễ ăn nhưng lại khó ở chỗ, không phải tài xế nào cũng nghe theo, khi mà khoảng sân Đền Cô Tân An chật hẹp. 

Theo những chủ ki-ốt này lúc lễ hội, ngày đông khách tình trạng xếp xe chắn lối được cho là cố ý vẫn tiếp diễn.

"Chúng tôi có mong muốn Ban quản lý làm sao cho hợp lý hơn, nhất là những ngày đông khách, xe vào nhiều. 1-2 quán đầu tiên xe còn vào chứ ở dưới này, khách quen mới lên. Trong khi, đầu này giá thuê 20 triệu đồng/năm, dãy giữa 18 triệu đồng, dưới là 14 triệu đồng còn bên kia chỉ có 12 triệu thôi. Sau này, Ban quản lý cân đối lại làm sao cho mức thuê hài hòa", chủ ki-ốt nói.

Bất cập 

Sở dĩ có những bất cập nêu trên là do toàn bộ ki-ốt, nơi đỗ xe đều nằm gọn trong khuôn viên di tích lịch sử Đền Cô Tân An. Sân đền vốn đã chật hẹp nay lại còn gồng gánh diện tích của những ki-ốt kinh doanh dịch vụ… sắp lễ dâng Cô, đỗ xe.

Phần khác, gọi là di tích lịch sử nhưng không hiểu vì lý do gì nhiều năm huyện Văn Bàn để tư nhân, cá nhân nhận khoán trông coi. Do vậy, những năm qua công trình di tích cấp quốc gia này vẫn cứ… vẫn y nguyên. Không được đầu tư bài bản. Đến nay, có những hạng mục vẫn tạm bợ. Các cột vì kèo cạnh đền chính làm bằng khung sắt hộp, lợp mái tôn nên có cái gì đó chưa ưa mắt du khách thập phương.

Bà Trần Thị Liên, Phó Ban quản lý di tích và phát triển du lịch huyện Văn Bàn (Lào Cai) cho biết, chúng tôi là đơn vị mới được tái lập (từ đầu tháng 1/2023). Về quy hoạch tổng thể chúng tôi đã có đề án đang trình lên cấp thẩm quyền phê duyệt. Việc đỗ xe trong khuôn viên của di tích chưa đi vào trật tự, bãi đỗ xe nhỏ hẹp, ki- ốt 2 bên chỉ là tạm thời phục vụ du khách đến lễ, vãn cảnh.

IMG_1448

Đền Cô Tân An với các cột kèo bằng sắt hộp, lợp mái tôn. Ảnh: Hải Đăng

Quy hoạch bãi đỗ xe của chúng tôi rộng hơn 3ha trong đó có các khu dịch vụ liền kề mới đảm bảo phục vụ du khách và đảm bảo sự tôn nghiêm của di tích. Chúng tôi tham mưu huyện trình đồ án quy hoạch phát triển tổng thể Đền Cô Tân An. Chúng tôi cố gắng trong thời gian chưa thực hiện sẽ tăng cường lực lượng bảo vệ, quán triệt các ki-ốt bán hàng trong khu vực đền đảm bảo an ninh trật tự, không chèo kéo khách mua hàng, cấm hiện tượng ăn xin, ăn mày, đổi tiền lẻ ăn chênh lệch… 

Bãi đỗ xe rộng 3ha, tuy nhiên nằm trong khu dân cư nên phải thực hiện giải phóng mặt bằng chưa đưa vào quản lý, hoạt động được. Theo Ban quản lý, khi đông khách, ngoài đỗ xe trong sân sẽ phân luồng đỗ xe bờ kè, đảm bảo không bị ách tắc giao thông…

Quản lý thế nào? 

IMG_1452

Đền Cổ Cô Bé Tân An được mạng cáo trên internet, hoàn tráng nhưng của tư nhân. Ảnh: Hải Đăng

Tìm hiểu thông tin về Đền Cô Tân An qua công cụ tìm kiếm Google. Bất ngờ nhất, kết quả tìm kiếm chỉ tới một địa điểm khác “Đền Cổ Cô Bé Tân An” gắn kèm số liên lạc, không phải ngôi đền đã được công nhận di tích lịch sử quốc gia.

IMG_1457

Hòm giọt dầu tại ngôi đền tư nhân quản lý. Ảnh: Hải Đăng

Từ thông tin điện thoại chỉ dẫn, chúng tôi đến nơi được cho là ngôi đền cũ… đã 4 đời. Không có biển tên, mọi thứ có vẻ mới được tôn tạo, khá khang trang.  

Ngoài việc lập các ban bệ thờ hoành tráng, các hòm kính thả tiền lẻ được đặt ở nhiều nơi trong điện chính. Thậm chí ở đây còn bố trí cả bàn ghi công đức, tổ chức hoạt động tâm linh. 

“Ở đây hầu thì phải sang đặt cung, một triệu. Cứ đăng ký ngày cho chính xác để xem sổ có ai đăng ký chưa. Có rồi thì chuyển sang ngày khác. Một người hầu là một triệu trong 5 tiếng, cả cúng, còn văn thì mang đi thoải mái. Còn lễ làm thế nào thì tùy nếu đặt thì nhà đền làm”, một người ở đền cho biết.

Được biết đây là ngôi đền do tư nhân quản lý nằm tại thôn Tân An 1. Ngôi đền tư nhân này ngày càng được mở rộng, diện tích khoảng trên 2.000m2.

Đáng nói, khi Đền Cô Tân An được xếp hạng di tích lịch sử đã từng xảy ra kiện tụng khiến thời điểm trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, 4 năm sau mới được cấp lại (từ 2016 đến 2010). 

IMG_1458

Nơi ghi công đức và hướng dẫn đến lễ đêm tại ngôi đền tư nhân. Ảnh: Hải Đăng

Bà Trần Thị Liên, Phó Ban quản lý di tích và phát triển du lịch huyện Văn Bàn cho biết, năm 2006, khi Đền Cô Tân An được cấp bằng di tích lịch sử cấp tỉnh, dưới kia người ta kiện. Sau đó, các nhà nghiên cứu, sử học hội thảo khoa học và làm hồ sơ tới năm 2010 mới được UBND tỉnh Lào Cai cấp bằng di tích lịch sử cho ngôi đền tại thôn Tân An 2 bây giờ.

Cũng theo vị này, năm 1971, ngôi đền bị lũ cuốn trôi. Nhân dân lập ngôi đền nhỏ để thờ tự. Khi nhà nước chưa có điều kiện sửa chữa, phục dựng lại, thủ nhang của đền về nhà thờ cúng trên phần đất của gia đình họ, như là điện thờ của gia đình.  

Tuy nhiên, ngôi đền tư nhân cũng vẫn có hoạt động tâm linh, tín ngưỡng, công đức. Các hoạt động này do ai kiểm soát, quản lý ra sao, tiền về túi ai… thì không ai biết? 

Không giấy phép xây dựng, không phải di tích lịch sử, cũng không nằm trên đất quy hoạch đất cơ sở tôn giáo, có điển tích lịch sử… ngôi đền tư nhân vẫn tồn tại như một sự thách thức. Có hay không sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương đối với hoạt động tín ngưỡng, xây dựng tại đây?

Được biết, huyện Văn Bàn từng có phương án cưỡng chế ngôi đền tư nhân này nhưng sau đó sự việc lại chìm vào quên lãng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.