| Hotline: 0983.970.780

Rừng bị phá, cơ quan chức năng lại điệp khúc... đang điều tra

Thứ Ba 17/12/2019 , 14:59 (GMT+7)

Chi cục Kiểm lâm Kon Tum đã có báo cáo về vụ phá rừng ở xã Đắk Hrinh, huyện Kon Plông, đồng thời tại hiện trường thu giữ 101 hộp gỗ giổi nhóm III.

Chính quyền xã "ngỡ ngàng" trước cảnh tượng ngổn ngang của khu rừng.

Ngày 17/12, Chi cục Kiểm lâm Kon Tum đã báo cáo với Chi cục Kiểm lâm vùng IV (đơn vị quản lý 11 tỉnh, trong đó có 5 tỉnh Tây Nguyên, thuộc Cục Kiểm lâm) về vụ phá rừng ở xã Đắk Hrinh trong thời gian qua.  

Trước đó ít ngày, tại khu rừng thuộc thôn Ngọc Hoàng, xã Đắk Hrinh có rất nhiều cây gỗ bị đốn hạ, nằm ngổn ngang trên nền đất. Có những gốc cây to bằng hai người ôm bị đốn hạ còn rỉ nhựa nằm ngổn ngang dưới những tán cây đổ rạp.

Điều đáng nói, khi lâm tặc ngang nhiên khai thác gỗ thì chính quyền xã Đắk Hrinh lại tỏ ra “ngỡ ngàng” trước cảnh tượng ngổn ngang của khu rừng.

Sau đó, nhận thấy tình hình phức tạp, chính quyền xã Đắk Hrinh yêu cầu phía công ty lâm nghiệp Kon Plông và lực lượng công an xã kiểm đếm, thống kê khối lượng gỗ. Cùng với đó, chính quyền xã cũng liên hệ với Hạt kiểm lâm huyện và Công an huyện vào ghi nhận hiện trường vụ việc.

Lực lượng chức năng kiểm kê số gỗ bị đốn hạ.

Tại hiện trường ban đầu, lực lượng chức năng kiểm đếm được 98 hộp gỗ giổi đã được cắt xẻ vuông vức với đường kính khoảng 50cm, chiều dài hơn 2m. Bên cạnh đó, hàng trăm tấm ván đã được cắt xẻ gọn gàng đợi thời cơ vận chuyển.

Theo báo cáo mới nhất của Chi cục Kiểm lâm Kon Tum, đã có 12 cây gỗ giổi ở tiểu khu 387, xã Đắk Hrinh bị đốn hạ trái phép. Gỗ tại hiện trường đã bị cưa xẻ thành 101 hộp, khối lượng 7,569m3 (nhóm III, tương ứng 12,110m3 gỗ quy tròn), được tập kết về tiểu khu 388.

Toàn bộ gỗ ở hiện trường, gỗ khai thác là rừng tự nhiên, chức năng rừng sản xuất, thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông. Thời điểm phát hiện, tổ kiểm tra chưa xác định được cá nhân, tổ chức có liên quan đến hiện trường khai thác trái pháp luật.

Có những cây gỗ bằng 2 người ôm bị đốn hạ.

Hiện tổ kiểm tra phối hợp ngành chức năng bảo vệ hiện trường, triển khai biện pháp nghiệp vụ điều tra, làm rõ hành vi và truy tìm đối tượng vi phạm.

Tuy nhiên, báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Kon Tum chưa đề cập đến việc có tiếp tục mở rộng để kiểm tra xem ngoài 12 cây gỗ bị đốn hạ thì còn có thêm gốc cây nào bị đốn hạ nữa không cũng như trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc để lâm tặc ngang nhiên phá rừng, tập kết gỗ trái phép rầm rộ như vậy.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.