| Hotline: 0983.970.780

Tái đàn heo bền vững: [Bài 3] Đi theo hướng an toàn sinh học

Thứ Sáu 11/10/2024 , 14:18 (GMT+7)

Ngành chức năng Bình Định hướng dẫn người chăn nuôi heo tái đàn cẩn trọng, không tái đàn ồ ạt, chú trọng phòng chống dịch bệnh phát sinh, nhất là dịch tả heo Châu Phi.

Chị Lê Thị Thảo Sương ở thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định), phun thuốc khử trùng chuồng trại trước khi tái đàn. Ảnh: V.Đ.T.

Chị Lê Thị Thảo Sương ở thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định), phun thuốc khử trùng chuồng trại trước khi tái đàn. Ảnh: V.Đ.T.

Loại trừ mầm bệnh ngay từ đầu

Trong thời điểm người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn heo, ngành nông nghiệp Bình Định khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh cho đàn heo.

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, chăn nuôi heo ở tỉnh này đang đi theo hướng bền vững,. Hiện, trên địa bàn Bình Định có 34 trang trại chăn nuôi heo theo hướng ứng dụng công nghệ cao, có hệ thống chăn nuôi hiện đại, khép kín. Định hướng đến 2025, chăn nuôi heo công nghệ cao ở Bình Định sẽ đạt 22% tổng đàn, tương đương 242.000 con.

Hiện nay, trên địa bàn Bình Định đã có hơn 200.000 con heo đang được nuôi theo hướng công nghệ cao, chiếm 75% so với con số định hướng, chắc chắn sang năm 2025 Bình Định sẽ vượt mục tiêu”, ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, chia sẻ.

Riêng ngành chăn nuôi heo ở huyện Hoài Ân (Bình Định) đã đi đúng hướng từ nhiều năm nay. Hiện, toàn huyện Hoài Ân có 32 trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn, trong đó có 5 trang trại chăn nuôi theo hướng công nghệ cao.

“UBND huyện Hoài Ân chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Định trong công tác kiểm tra, thẩm định, lấy mẫu để xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, cấp giấy chứng nhận cho các trang trại vừa và nhỏ trên địa bàn”, ông Võ Duy Tín, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân cho hay.

Ngành chức năng Bình Định đề nghị các cơ sở sản xuất heo giống cam kết giảm giá heo giống thương phẩm để chia sẻ khó khăn với nông hộ chăn nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Ngành chức năng Bình Định đề nghị các cơ sở sản xuất heo giống cam kết giảm giá heo giống thương phẩm để chia sẻ khó khăn với nông hộ chăn nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Tái đàn gắn với tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Hiện, ngành chức năng Bình Định hướng dẫn người chăn nuôi heo trên địa bàn tái đàn gắn với tái cơ cấu. Các địa phương chủ động hướng dẫn, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn; chuồng trại phải được nâng cấp; tái đàn với giống có nguồn gốc rõ ràng; chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ hàng tuần để tiêu diệt mầm bệnh.

Chị Lê Thị Thảo Sương ở thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định), người thường xuyên duy trì đàn heo 200-250 con cũng đang tất bật tái đàn heo, cho biết: Ngành chức năng quy định cơ sở chăn nuôi phải có tường rào bao quanh, bảo đảm an toàn cho khu vực chăn nuôi.

Chuồng trại phải có biện pháp ngăn chặn côn trùng mang mầm bệnh vào trong chuồng trại chăn nuôi. Ngoài ra, chuồng nuôi phải có hố tiêu độc, khử trùng ở lối ra vào; có khu vực cách ly để kiểm soát, vệ sinh tiêu độc khử trùng con người và phương tiện trước khi ra vào khu vực chăn nuôi.

Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho hay: “Chúng tôi thành lập Tổ công tác gồm Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung Tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống nông nghiệp làm việc cụ thể với các địa phương, nắm bắt tình hình và đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong công cuộc tái đàn heo của các địa phương.

Sở NN-PTNT đồng thời giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân công các cán bộ thú y đứng chân địa bàn thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác tiêm phòng, kiểm soát tái đàn và tổ chức phòng, chống dịch bệnh để bảo toàn đàn heo từ nay đến cuối năm.

“Ngành chức năng rà soát các cơ sở sản xuất heo giống, ban hành văn bản đề nghị các cơ sở xem xét, cam kết giảm giá heo giống thương phẩm để chia sẻ khó khăn với nông hộ chăn nuôi”, ông Trần Văn Phúc cho hay.

Xem thêm
Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

2.300ha lúa nhiễm bệnh do thời tiết bất lợi

Vĩnh Long Thời tiết lạnh về đêm và sương mù sáng sớm, tạo điều cho sâu bệnh và thiên địch gây hại phát triển tấn công 2.300ha lúa đông xuân, tăng 46ha so với tuần trước.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.