| Hotline: 0983.970.780

Tàu giã cào ngoại tỉnh càn quét vùng biển Hà Tĩnh

Thứ Tư 22/05/2019 , 17:36 (GMT+7)

Hơn một tháng nay, ngư dân huyện Cẩm Xuyên buộc phải viết đơn cầu cứu chính quyền vì tàu giã cào “nuốt” hết ngư lưới cụ, đẩy tàu thuyền của bà con nằm bờ.

Mặc dù các lực lượng chức năng đã dùng mọi biện pháp ngăn chặn các đội tàu giã cào ngoại tỉnh khai thác vùng biển gần bờ tỉnh Hà Tĩnh song mọi nỗ lực gần như không đạt kết quả. 

12-21-41_1
Ngư dân Cẩm Lộc bức xúc vì đội tàu giã cào lộng hành đã làm đơn cầu cứu cơ quan chức năng.

Thời điểm này đang chính vụ cá Nam (từ tháng 3 đến tháng 9), thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản nhưng hàng trăm ngư dân xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên buộc phải gác mái chèo, neo thuyền vào bờ để sửa sang ngư lưới cụ bị tàu giã cào phá hỏng.

Vấn nạn tàu giã cào các tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa... lén lút đánh bắt vùng lộng - vùng biển dành cho tàu thuyền công suất nhỏ đã diễn ra nhiều năm nay. Cơ quan chức năng cũng đã thực hiện nhiều biện pháp, chế tài ngăn chặn song gần như hiệu quả không đáng kể.

Theo phản ánh của ngư dân, từ đầu năm 2019 đến nay, biển vùng lộng từ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đến thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) liên tục xuất hiện các cặp tàu giã cào ngoại tỉnh công suất lớn vào đánh bắt trái phép. Có ngày ngư dân bắt gặp 6 - 7 cặp đang càn quét vùng lộng khiến tàu công suất dưới 90CV hành nghề câu ghẹ, mực, tôm, cá không thể hoạt động; ngư lưới cụ vướng chân vịt đội tàu lớn mất hoặc hư hỏng nghiêm trọng; hải sản bị hủy diệt, môi sinh, môi trường bị ảnh hưởng...

12-21-41_2
Mặc dù đang chính vụ khai thác nhưng gần một tháng nay ngư dân không thể vươn khơi vì ngư lưới cụ bị tàu giã cào phá hỏng, cuốn mất.

Anh Lê Văn Dũng (SN 1982), thôn Trung Hà, xã Cẩm Lộc cho biết, hơn một tháng trước anh thả 300 lồng bẫy ghẹ ở vùng biển huyện Kỳ Anh, nhưng vừa thả tối hôm nay sáng hôm sau ra kiểm tra toàn bộ lồng đã biến mất.

“Số lồng này tôi mua hết 48 triệu đồng, bây giờ không dám đóng lồng mới để ra biển nữa vì tàu giã cào vẫn tiếp tục hoạt động ở đây thì ngư lưới cụ sẽ tiếp tục bị mất”, ngư dân Dũng bức xúc.

Chung cảnh ngộ, tàu của anh Nguyễn Văn Huệ, thôn Lộc Thủy, xã Cẩm Lộc mấy tuần nay cũng phải nằm bờ vì 150 lồng đánh ghẹ bị tàu giã cào “ăn” mất cách đây hơn 20 ngày.

Không chỉ mất ngư lưới cụ, không ít tàu thuyền của ngư dân Cẩm Lộc bị tàu giã cào đâm chìm, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Trường hợp của anh Dương Ngọc Sơn (SN 1986), thôn Vinh Lộc là một ví vụ. Vào khoảng tháng 4/2018, khi đang đánh bắt cùng chú của mình là ông Dương Văn Sinh ở vùng Đảo Én (Quảng Bình) chiếc thuyền kiếm cơm của anh Sơn bị tàu giã cào công suất lớn đánh chìm. Chiếc thuyền sau đó được lực lượng Bộ đội biên phòng kéo lên, lai dắt vào bờ. Tàu giã cào bị lập biên bản, phạt 80 triệu đồng. Anh Sinh được bồi thường 20 triệu đồng nhưng không đủ để sữa chữa chiếc thuyền, thậm chí anh còn mất tong 380 chiếc lồng ghẹ.

Trao đổi với NNVN, trưởng thôn Trung Hà cũng là ngư dân chuyên đi câu cá đuối Lê Văn Quân cho hay, vùng lộng từ Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh đến Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thường xuyên bị tàu giã cào các tỉnh khác vào đánh bắt trái phép. Họ sử dụng lưới dạ, đèn pha, thậm chí là sử dụng mìn, thuốc nổ đánh bắt cả ngày lần đêm, vào sâu tận mép đá ở bờ biển.

“Việc tàu giã cào hoạt động trái phép như thế không những ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt của tàu thuyền công suất dưới 90CV mà còn tận diệt nguồn lợi hải sản và có nguy cơ mất an toàn trên biển. Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng có chế tài, biện pháp mạnh tay ngăn chặn đội tàu giã cào này để ngư dân thôn Trung Hà nói riên, xã Cẩm Lộc nói chung yên tâm vươn khơi, bám biển”, ông Quân đại diện bà con ngư dân đề đạt kiến nghị.

12-21-41_3
Nhiều tàu thuyền nhỏ của ngư dân địa phương bị tàu giã cào đôi các tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa nhấn chìm.

Bức xúc trước thực trạng tàu giã cào “oanh tạc”, hàng trăm ngư dân Cẩm Lộc viết đơn cầu cứu Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh. Mới đây, lãnh đạo đơn vị này cho biết sẽ sớm triển khai lực lượng kiểm ngư xuống địa bàn để xử lý. Đồng thời, cho biết, từ năm 2016 - 2018, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đã phát hiện, xử lý 18 tàu thuyền vi phạm quy định về khai thác hải sản, phạt hành chính số tiền 133,5 triệu đồng. Nhưng từ đầu năm 2019 đến nay Chi cục không phát hiện, xử lý được tàu giã cào nào vi phạm.

Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên biển của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Tàu kiểm ngư sản xuất từ năm 1997 nay đã xuống cấp, không chịu được sóng gió lớn, hơn nữa lực lượng kiểm ngư có 4 người cộng với 2 người của tàu nữa là 6, chủ yếu đã lớn tuổi nên rất khó bắt giữ, đẩy đuổi tàu giã cào.

Mặt khác, năm 2019, Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản hết hiệu lực nên việc xử lý tàu cá vi phạm chưa có căn cứ nào để xử phạt mà chỉ có thể xua đuổi ra khỏi vùng đánh bắt trái phép. “Ngư dân khi làm bẫy đánh bắt hải sản nên làm phao tiêu, cờ báo hiệu và có biện pháp đánh dấu ngư cụ để tàu giã cào né tránh, đề phòng trường hợp bị mất ngư cụ”, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh khuyến cáo.

Xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên có 3 thôn chuyên đánh bắt, kinh doanh thủy hải sản là Vinh Lộc, Trung Hà và Lộc Thuỷ. Toàn xã có 34 tàu trên 90CV, gần 150 tàu thuyền dưới 90CV với hơn 700 lao động. Gần 1 tháng nay, hầu hết ngư dân Cẩm Lộc không thể vươn khơi, số đi cũng chỉ thu về được rất ít hải sản, không đủ bù chi.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm